Tử cung nhân tạo có phải là công cụ giải phóng phụ nữ?

  •   42
  • 1.012

Mặc dù không thể phủ nhận rằng tử cung nhân tạo vẫn có thể mang lại lợi ích cho rất nhiều người, nhưng chưa hẳn nó sẽ đóng vai trò là công cụ giải phóng phụ nữ.

Việc mang thai và sinh nở là một trải nghiệm hạnh phúc, tự nhiên và viên mãn, nhưng có khi lại là sự đau đớn kinh hoàng về thể xác đối với một số phụ nữ. Tử cung nhân tạo có thể giúp ích cho những trường hợp này. Tuy nhiên, liệu công nghệ này sẽ là công cụ để giải phóng phụ nữ khỏi bổn phận sinh nở hay không vẫn còn nhiều tranh cãi.

Không hẳn ai cùng đồng quan điểm rằng máu, mồ hôi, nước mắt là điều cần thiết và không thể chối bỏ của cuộc sống. Chẳng hạn như nhà nữ quyền cấp tiến Shulamith Firestone từng viết trong cuốn sách “Phép biện chứng của giới tính” - The Dialectic of Sex (1970). Bà có một góc nhìn “ít độ lượng hơn” về quá trình vượt cạn đầy gian nan này, hay so sánh với việc “ị ra một quả bí ngô”.

Hình minh họa thai nhi 9 tuần tuổi
Hình minh họa thai nhi 9 tuần tuổi - (Ảnh của Stocktrek / Getty).

Bất kể quan điểm gì về “tính tự nhiên” của việc mang thai, không ai có thể phủ nhận rằng sự phát triển của công nghệ tử cung nhân tạo sẽ hoàn toàn thay đổi cuộc tranh luận.

Đầu tiên là những lợi ích cho sức khỏe: đối với phụ nữ dễ gặp rủi ro khi mang thai có thể chuyển bào thai sang tử cung nhân tạo, công nghệ này sẽ giúp sự phát triển của thai nhi được tiếp tục. Tương tự, thai nhi có nguy cơ sinh non có thể được chuyển đến tử cung nhân tạo để hoàn tất chu trình phát triển thông thường.

Thứ hai, công nghệ có thể mang lại lợi ích xã hội quan trọng cho phụ nữ. Theo Firestone, tử cung nhân tạo sẽ loại bỏ một điều kiện quan trọng hiện đang kìm hãm phụ nữ. Với công nghệ này, giới tính không còn nhiều ý nghĩa trong sinh sản.

Mặc dù tồn tại những khác biệt sinh học không thể chối cãi giữa hai giới, bà Shulamith Firestone cho rằng xem việc sinh nở là điều tự nhiên của phụ nữ là không công bằng. Nếu thai nhi phát triển trong tử cung nhân tạo, phụ nữ, sẽ được giải phóng bổn phận sinh nở và tự do theo đuổi sở thích và mong muốn của mình.

Những người vô sinh hay hiếm muộn có thể trông cậy vào công nghệ này.
Những người vô sinh hay hiếm muộn có thể trông cậy vào công nghệ này. (Ảnh: Getty).

Ngoài những lợi ích kể trên, dường như tử cung nhân tạo còn có sức hấp dẫn khác với số đông người. Những người vô sinh hay hiếm muộn có thể trông cậy vào công nghệ này.

Vì thế, năm 2017, khi các nhà nghiên cứu phát triển thành công 8 bào thai cừu trong các túi mô phỏng những điều kiện của tử cung cừu, họ đã nhận được chú ý đáng kể của truyền thông.

Bất chấp những nỗ lực đáng nể của các nhà nghiên cứu, những phát hiện của họ cũng chỉ nhắc lại sự phát triển tử cung nhân tạo ở người. Và thông qua quá trình này, những cuộc tranh luận kéo dài hàng thập kỷ như của Firestone được đưa trở lại tâm điểm.

Đúng là những tuyên bố của Firestone vẫn được các nhà nữ quyền đương thời ủng hộ, ví dụ như nhà triết học Anna Smajdor bày tỏ trong bài viết “Tính cấp thiết đạo đức của phát triển nhân tạo” (2007). Nhưng sự phấn khích về tử cung nhân tạo che khuất sự thật rằng: trong thực tế, tiềm năng của công nghệ giải phóng này khá hạn chế.

Tử cung nhân tạo có thể đảm bảo sự công bằng về mặt giới tính trong sinh sản, vì chỉ giới hạn trong quá trình mang thai. Nhưng sau khi sinh, phần lớn phụ nữ đều phải cho con bú, vắt sữa, nuôi nấng và dạy dỗ đứa trẻ.

Những người khác vẫn có thể đảm nhận phần việc chăm sóc trẻ vốn được coi là của người mẹ, nhưng xã hội sẽ không hài lòng với những phụ nữ không tự tay nuôi dưỡng con mình.

Trong hoàn cảnh này, tử cung nhân tạo không đưa ra một hướng giải quyết rõ ràng những định kiến xã hội vốn làm việc sinh sản mang tính áp bức ngay từ đầu.

Điều này còn gợi ra một vấn đề lớn hơn trong việc ủng hộ sự nghiệp nữ quyền. Tử cung nhân tạo hứa hẹn giảm bớt áp lực thể xác của phụ nữ trong quá trình sinh sản, nhưng nó không giải quyết vấn đề ở cấp độ khái niệm - nghĩa là, nó không hề thách thức các giá trị gia trưởng đang hiện diện trong xã hội. Thực tế, việc xem xét kĩ hơn về công nghệ tử cung nhân tạo còn cho thấy có thể gây hại đến nỗ lực giải phóng phụ nữ.

Trong bài tiểu luận của mình, nhà triết học Suki Finn đã mô tả hai mô hình về việc mang thai, đây cũng là những hiểu biết hiện tại của phương Tây về quá trình này.

Mô hình đầu tiên mô tả thai nhi là một phần của người mang thai, giống như cánh tay, chân hoặc thận. Mô hình thứ hai, mô tả thai nhi và người mang thai là hai thực thể riêng biệt - mô hình này chiếm ưu thế hơn về mặt văn hóa.

Như Finn đã chỉ ra, thông qua mô hình này mà người ta ví việc mang thai như “có chiếc bánh trong lò vi sóng” (bun in the oven). Thêm vào đó, Finn mô tả thai nhi là phi hành gia trôi nổi trong một không gian đen đặc trống rỗng, thay vì bị gắn vào thành tử cung.

Trong thường nhật, hiểu về sinh sản theo mô hình thứ hai tương đối vô hại; nhưng nó sẽ trở nên bất lợi ở nhiều khía cạnh khác.

Nhà xã hội học Amrita Pande chứng minh điều này trong nghiên cứu năm 2010 của bà về ngành công nghiệp thương mại mang thai hộ bị cấm ở Ấn Độ.

Các bệnh viện phụ sản đã lợi dụng để phát triển những dịch vụ chăm sóc trước khi sinh phi nhân đạo, một trong số đó là việc mang thai hộ.


Sau khi sinh, phần lớn phụ nữ đều phải cho con bú, vắt sữa, nuôi nấng và dạy dỗ đứa trẻ.

Tính hợp lý của quá trình sinh sản phụ thuộc vào khái niệm mà chúng ta sử dụng để hiểu chúng. Chẳng hạn, ý tưởng sử dụng tử cung nhân tạo để thay thế một số hoặc tất cả các giai đoạn của thai kỳ đang giả định rằng thai nhi và người mang thai thực tế có thể tách rời nhau. Giống như cách nhà sinh học sinh sản Roger Gosden gọi tử cung là "máy ấp trứng thông minh" trong tác phẩm “Thiết kế em bé” (1999).

Trong bối cảnh hiện tại, sự mất mát của việc mang thai và sự giảm sút mối quan hệ của mẹ và thai thi lại đi ngược với vấn đề nữ quyền.

Mặc dù không thể phủ nhận rằng tử cung nhân tạo vẫn có thể mang lại lợi ích cho rất nhiều người, trong đó phụ nữ chỉ là một phần. Nhưng chưa hẳn nó sẽ đóng vai trò là công cụ giải phóng phụ nữ.

Hiện tại, chắc chắn tử cung nhân tạo có thể giảm bớt những đau đớn về thể chất một số phụ nữ đang đối mặt. Tuy nhiên, nếu không giải quyết được mô hình gia trưởng đang chiếm ưu thế, thì tiềm năng giải phóng tổng thể của công nghệ vẫn còn hạn chế.

Cập nhật: 08/05/2020 Theo khampha
  • 42
  • 1.012