Túi tự hủy sinh học là gì?

  •  
  • 546

Túi tự hủy sinh học (tiếng Anh là biodegradable) là loại túi sử dụng một lần nhưng được cho là "phân hủy" nhanh hơn túi nylon bình thường, nên tốt hơn cho môi trường.

Túi tự hủy sinh học được sản xuất bằng cách tận dụng từ nguồn phế liệu bã mía, xơ dừa… hay dùng nguyên liệu bột bắp. Túi phân hủy sinh học (thường có xuất xứ từ Đức, Hà Lan, Nhật…) khi có tác dụng của vi sinh vật có trong môi trường (đặc biệt là ở môi trường có mật độ vi sinh vật cao) sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O (nước) hoặc tạo thành chất hữu cơ đơn giản và hòa tan trong môi trường.

Một số loại túi phân hủy sinh học của Đức, Hà Lan, Nhật Bản… có giá cao hơn từ 50 - 60 nghìn so với sản phẩm trong nước.

Túi tự hủy sinh học
Túi tự hủy sinh học phân hủy nhanh hơn túi nylon bình thường, nên tốt hơn cho môi trường.

Khi chọn mua túi phân hủy sinh học, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có dán nhãn xanh của các đơn vị uy tín. Chỉ cần nhìn thấy trên sản phẩm đó có gắn một trong số mác sau là bạn có thể yên tâm:

  • Biogradable Product institute (BPI): Sản phẩm sẽ phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.
  • European Bioplastic:  Sản phẩm sẽ phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.
  • Vincotte OK bio based: Sản phẩm làm từ thực vật, không có nghĩa là sản phẩm này sẽ phân hủy.
  • Vincotte OK compost:  Sản phẩm phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.
  • Vincotte OK compost HOME: Sản phẩm sẽ phân hủy trong điều kiện tự ủ tại nhà.
  • Vincotte OK biodegradable SOIL: Sản phẩm sẽ phân hủy chỉ cần chôn dưới đất.
  • Vincotte OK biodegradable WATER: Sản phẩm sẽ phân hủy trong nước.

Túi phân hủy sinh học khi sờ vào trơn mượt, thường có màu trắng hoặc trong suốt, không phong phú về màu sắc. Ngoài ra, bạn có thể xác định sản phẩm phân hủy sinh học được mua về có độc hay không bằng cách đốt cháy. Nếu thấy sản phẩm dễ cháy, không bốc khói thì tính độc hạn chế, ngược lại nếu sản phẩm khó cháy, cháy không sùi bọt nhưng bốc khói, có mùi lạ... thì tính độc càng cao.

Cập nhật: 04/09/2019 Theo vneconomy
  • 546