Bằng cách dựa vào những dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới về sự phát triển kinh tế xã hội qua 25 năm tới, các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã bắt đầu dự báo những xu hướng toàn cầu về cái chết và bệnh tật.
Trong số những dự đoán nghe có vẻ nghiêm trọng thì hai tác nhân gây ra cái chết hàng đầu hiện nay là bệnh tim và đột quỵ - chúng sẽ vẫn giữ vững vị trí xếp hạng của mình. Tuy nhiên, đến năm 2030 thì HIV/AIDS sẽ nâng vị trí xếp hạng của mình từ vị trí thứ tư lên vị trí thứ ba - trở thành nguyên nhân đứng thứ ba gây ra cái chết trên toàn cầu cũng như là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh làm yếu sức.
Một trong những hậu quả rõ ràng nhất của sự phát triển sẽ là có nhiều người chết và bị thương hơn do tai nạn giao thông, và số người chết liên quan đến thuốc lá cũng được dự đoán là sẽ tăng lên, chiếm 10% tổng số tử vong trong năm 2015.
HIV được cho là trở thành nguyên nhân thứ ba gây ra cái chết khi đến năm 2030. Các nước ở Châu Phi và Nam Á đặc biệt sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: sciam.com) |
Thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính là số người chết do sử dụng thuốc lá nhiều hơn do mắc bệnh AIDS vào năm đó là 50% mặc dù bản thân thuốc lá không được liệt vào danh sách nguyên nhân gây ra cái chết. Số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ được chia khá đều giữa các bệnh ung thư, bệnh về tim mạch và bệnh về đường hô hấp.
Bản báo cáo, thuộc loại toàn diện nhất, chắc chắn có một số “điểm sáng”. Chẳng hạn như, nó dự đoán rằng số tử vong của các bà mẹ mang thai và sinh nở sẽ trở nên ít phổ biến hơn cũng như trường hợp tử vong ở trẻ và tử vong do những nguyên nhân về dinh dưỡng. Nhờ vào sự phát triển phồn thịnh và phương pháp chăm sóc y tế tốt hơn thì đến năm 2030, nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi dự kiến là giảm xuống hơn 40%. Tỉ lệ tử vong do bệnh lao, bệnh sốt rét và các bệnh lây nhiễm khác (không phải HIV) cũng sẽ giảm xuống. Và mọi người trên khắp thế giới lúc đó sẽ sống lâu hơn với những thành tựu lớn nhất xuất hiện ở Châu Phi và Nam Á.
Thiên Kim