Vật liệu băng bó vết thương giúp nhanh lành

  •  
  • 284

Một nhóm nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học Công nghệ Quốc gia MISiS cùng các đồng nhiệp đến từ Viện Công nghệ Trung ương châu Âu (Brno, Cộng hòa Czech) và các đại học Czech khác đã chế tạo ra một vật liệu phân hủy sinh học với tác dụng kháng khuẩn để dùng làm đồ băng bó trên da bị tổn thương.

Băng gạc làm từ vật liệu này có một tác dụng chính xác; chúng vẫn hiệu quả trong một thời gian dài và không cần thay băng – có thể đặt một tấm băng mới ngay trên tấm băng cũ.

Lịch sử của băng gạc có rất nhiều dấu mốc, liên quan tới tên tuổi của Hippocrates, Paracelsus và những người chữa bệnh nổi tiếng thế giới khác. Băng gạc len và vải lanh cổ xưa bị thấm dầu. Vào thế kỉ 19, Nikolai Pirogov đã đề xuất phương pháp khử trùng vết thương – rửa vết thương bằng một dung dịch và dùng băng gạc thấm để gia tăng lượng chất lỏng chảy ra.

Vật liệu này có tiềm năng không chỉ với da mà có thể sử dụng cả trong việc điều trị các bệnh viêm xương.
Vật liệu này có tiềm năng không chỉ với da mà có thể sử dụng cả trong việc điều trị các bệnh viêm xương.

Tuy nhiên, cả những phương pháp điều trị hiện đại đối với vết bỏng hoặc bị cắt, yêu cầu khử trùng, việc sử dụng kháng sinh và thay băng thường xuyên đều gây tác dụng phụ. Kháng sinh không chỉ giết chết những vi sinh vật nguy hiểm mà cả những vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, thay băng làm xáo trộn sự nguyên vẹn của lớp da mới lành, gây đau đớn cho bệnh nhân.

Các nhà khoa học MISiS và các đồng nghiệp châu Âu đã tạo ra một vật liệu băng tương hợp sinh học có thể hoạt động cục bộ trên chỗ sưng viêm mà không cần thay băng – sau khi giải phóng kháng sinh, lớp băng sẽ dần dần tan vào da. Nếu cần, có thể đặt băng mới ngay trên lớp băng cũ.

Một tác giả của đề tài, nhà nghiên cứu Yelizaveta Permyakova tại phòng thí nghiệm vật chất nano vô cơ MISiS, cho biết: "Chúng tôi đã tạo ra một loại băng gạc dựa trên các sợi nano polycaprolactone (PCL) – một vật liệu tương hợp sinh học tự hấp thụ - và cấy gentamicin (GM, một loại kháng sinh phổ rộng) vào bề mặt của những sợi nano đó. Điều thú vị là vật liệu này đã cho thấy một tác dụng lâu dài: chúng tôi đã quan sát thấy một sự suy giảm đáng kể ở số lượng vi khuẩn cả 48 tiếng sau khi sử dụng vật liệu. Thông thường, bề mặt với tác dụng kháng khuẩn giảm dần khả năng trong ngày đầu tiên hoặc vài giờ sau khi sử dụng".

Thí nghiệm được tiến hành nhờ sử dụng ba chủng vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) với độ kháng kháng sinh khác nhau, nhưng cả ba trường hợp, họ đều thấy được một tác dụng kháng khuẩn mạnh.

Theo lưu ý của các nhà khoa học, vật liệu này có tiềm năng không chỉ với da mà có thể sử dụng cả trong việc điều trị các bệnh viêm xương như chứng loãng xương và viêm tủy xương.

Các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm và cải thiện vật liệu: kế hoạch của họ bao gồm cấy các kháng sinh khác, như ciprofloxacin, lên các sợi. Đó là một loại kháng sinh thế hệ mới, do đó, hầu hết các loại vi khuẩn chưa phát triển đề kháng với nó.

Ngoài ra, họ cũng dự định gia tăng hiệu suất của vật liệu qua việc tạo ra các mẫu đa lớp gồm kháng sinh, heparin để giảm sự đông máu ở bề mặt vết thương và lại là kháng sinh.

Cập nhật: 24/01/2019 Theo Dân Trí
  • 284