Ngày 23/9, trên bầu trời Matxcơva, Kiev và Ekaterinburg, nơi những mảnh vỡ của vệ tinh UARS bay qua, đã reo rắc những nguyên tố phóng xạ, có thể gây bệnh ung thư, tiến sĩ Igor Ostresov thuộc Ủy ban hiện đại hóa của Nga khẳng định.
Khi vệ tinh UARS của NASA rơi vào khí quyển Trái đất đã bay qua bầu trời Matxơva, Kiev và Ekaterinburg. Điều đó có thể đe dọa sức khỏe của người Nga và người Ukraina.
Các mảnh vỡ vệ tinh UARS có thể đe dọa sức khỏe
người dân nơi mà chúng bay qua. (Ảnh: NASA)
Theo trang Rbc của Nga, số người mắc bệnh ung thư sẽ tăng lên và những người sống tại Liên xô cũ hít thở các hạt nhân phóng xạ đều có thể mắc ung thư như trường hợp đã từng xảy ra với Oleg Iankovxki.
Ông Ostresov giải thích: “Một vệ tinh tương tự của NASA rơi năm 2008 vào mùa xuân, thì mùa hè Iankovski vẫn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng mùa thu, người ta phát hiện ra anh đã bị đã bị ung thư cấp 4. Trước đó, ở ngoài phố, Iankovski bị “nuốt” phải hạt anpha hoạt tính, chứa plutoni-238. Hiện nay xác suất “nuốt” những hạt như vậy nằm trong những hạt bụi từ trên không rơi xuống có thể đến với bất cứ người Nga nào”.
Theo ông, những người Mỹ phóng vệ tinh phải chịu trách nhiệm nếu điều đó xảy ra và được y học chứng minh. “Khi người ta biết rằng vệ tinh sẽ rơi xuống Bắc Mỹ, người ta đã bắn vào nó, làm cho vỡ ra và chủ động “chia sự nguy hiểm” cho toàn thế giới. Nga cũng nằm trong vùng nguy hiểm. Hiện nay không thể ngăn ngừa hiện tượng này. Vấn đề là phát hiện việc hứng chịu hậu quả ấy ai là người may mắn, ai là người bị rủi ro”.
Vậy Mỹ phải chịu trách nhiệm gì nếu công dân một nước nào đó bị rủi ro?
Giáo sư Luật không gian Frans von der Dunk, thuộc trường ĐH Lincoln, Nebraska (Hoa Kỳ) nói với phóng viên AFP rằng Mỹ có trách nhiệm phải bồi thường cho bất cứ nước nào mà các mảnh vệ tinh của Mỹ rơi xuống.
Ông cho biết: “Theo Luật không gian, thiệt hại có thể được bồi thường không quy định một giới hạn nào”, và ông trích dẫn Nghị định thư về phân định trách nhiệm (Liability Convention) mà 80 nước đã ký vào năm 1972, trong đó có Mỹ.