Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại

  •   3,728
  • 59.101

Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...

Dưới đây là một trong số những quái vật từng được ca ngợi, từng "làm mưa làm gió" trong những câu chuyện thần thoại xưa mà không phải ai cũng biết.

1. Quái vật sói lai sư tử Crocotta

Quái vật sói lai sư tử Crocotta

Theo những câu chuyện thần thoại của Ấn Độ và Ethiopia, Crocotta được miêu tả có hình dáng giống chó lai sói hoặc sư tử lai sói. Con mồi ưa thích của chúng chính là con người. Crocotta thường săn mồi bằng cách nghe và bắt chước giọng của con người để thu hút, gây sự chú ý rồi sau đó nuốt chửng con mồi.

Crocotta được miêu tả có hình dáng giống chó lai sói hoặc sư tử lai sói

Có nhiều tài liệu ghi lại rằng, Crocotta không có hình dáng cố định. Chúng có thể hút linh hồn của con người rồi ẩn mình dưới hình dáng của họ và tiếp tục đi săn những con mồi mới. Crocotta có khả năng kéo dài tuổi thọ tới hàng thế kỷ dưới hình dáng con người và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, máy móc.

2. Quái vật mình trâu, đầu bò Catoblepas

Quái vật mình trâu, đầu bò Catoblepas

Theo thần thoại Hy Lạp cổ, Catoblepas cũng xuất thân từ Ethiopia giống Crocota và có hình dáng là sự kết hợp của mình trâu, đầu bò. Chiếc đầu của Catoblepas luôn hướng xuống đất do cặp sừng quá nặng, bên cạnh đó, chiếc lưng lớn cùng nhiều gai nhọn sẽ bảo vệ chúng khỏi kẻ thù.

atoblepas đi vào huyền thoại chính là khả năng giết con mồi bằng hơi thở và ánh nhìn của chúng

Vũ khí khiến cho Catoblepas đi vào huyền thoại chính là khả năng giết con mồi bằng hơi thở và ánh nhìn của chúng. Loài trâu lai bò này thường ăn một loại cỏ có độc tính mọc bên sông.

Có lẽ chính vì ăn những loại thực vật ấy mà hơi thở của chúng phả ra có thể gây chết người. Đặc biệt hơn, Catoblepas còn có khả năng hóa đá con mồi bằng cách nhìn thẳng vào mắt đối phương.

3. Loài rùa khổng lồ Aspidochelone

Loài rùa khổng lồ Aspidochelone

Aspidochelone trong thần thoại Hy Lạp là loài rùa khổng lồ. Aspidochelone lớn tới nỗi mai của chúng có thể biến thành 1 hòn đảo và có cả cây cỏ, thậm chí động vật tồn tại trên hòn đảo di động này.

Loài rùa khổng lồ này thực tế khá lành cho đến khi chúng… lặn sâu xuống nước và làm chết đuối tất cả những sinh vật đang cư trú bất hợp pháp trên mai chúng.

Truyền thuyết kể lại rằng, có khá nhiều tàu, bè neo đậu vào “hòn đảo” này nhưng tai họa sẽ ập đến nếu có thủy thủ đoàn nào dại dột… nhóm lửa trên “đảo”. Bởi ngay lập tức, "hòn đảo" rùa này sẽ chìm nghỉm xuống nước, kéo theo tất cả mọi người cùng tàu, thuyền xuống biển sâu. Và đây cũng chính là cách Aspidochelone ăn mồi.

4. Chim lửa

Chim lửa

Chúng ta đều không lạ gì với loài phượng hoàng, đó là loài chim tự thiêu rồi lại tái sinh từ chính tro bụi. Và theo thần thoại của người Hy Lạp, chim lửa chính là họ hàng gần của phượng hoàng.

Chim lửa là một loài chim thần kỳ, phát sáng rực rỡ từ trong sâu thẳm rừng sâu và có thể mang đến phước lành cho người chủ của chúng.

Loài chim tự thiêu rồi lại tái sinh từ chính tro bụi.

Chim lửa được mô tả có hình dáng của một con chim lớn với bộ lông sáng rực phát ra màu đỏ, cam và ánh sáng màu vàng hòa với nhau như một ngọn lửa khổng lồ.

Lông của chim lửa không ngừng phát sáng ngay cả khi bị rụng ra, cọng lông này có thể thắp sáng một căn phòng lớn. Đó cũng là lý do mà lông của chim lửa là thứ ai cũng muốn săn tìm và sở hữu.

5. Quái vật hàm lợn, đuôi voi Yale

Quái vật hàm lợn, đuôi voi Yale

Yale là một loại được miêu tả trong thần thoại Hy lạp cổ như một con dê với cặp sừng lớn và có sức mạnh rất lợi hại. Loài vật này có kích thước bằng 1 con hà mã, đuôi giống voi, bộ hàm giống loài lợn và có bộ lông màu vàng hoặc nâu.

Tên của chúng bắt nguồn từ một từ có nghĩa là “có thể quay lại” trong tiếng Hy Lạp, ý muốn nói sừng của loài Yale có khả năng quay và thay đổi hướng để tấn công con mồi và đối thủ ở bất cứ phương hướng nào.

Sừng của loài Yale có khả năng quay và thay đổi hướng để tấn công con mồi và đối thủ ở bất cứ phương hướng nào.

Ngoài chức năng tự vệ, cặp sừng này còn dùng để săn mồi bằng cách đâm xuyên qua con mồi. Điều này làm cho loài dê này trở nên bất khả chiến bại trong phạm vi sinh sống của chúng.

Với sức mạnh của mình, Yale đã trở thành biểu tượng của sự bất khả chiến bại và sự tự hào về khả năng bảo vệ trên nhiều vùng miền trong thời Trung cổ.

Cập nhật: 19/09/2024 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,728
  • 59.101