Vì sao đêm qua không quan sát được siêu trăng ở Hà Nội?

  •  
  • 537

Theo hội thiên văn học thì ánh trăng vào 22h53 phút đêm 19/2 sẽ to nhất năm, sáng nhất năm khi về vị trí gần với Trái Đất nhất trong năm nay. Tuy nhiên, đêm qua khu vực Hà Nội lại không thể quan sát được như mong đợi.

Siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng về điểm cận địa hoặc trong khoảng 90% điểm cận địa với Trái Đất. Khi đó Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Bầu trời khu vực Hà Nội đêm qua gần như không thể quan sát siêu trang do lượng mây dày đặc
Bầu trời khu vực Hà Nội đêm qua gần như không thể quan sát siêu trang do lượng mây dày đặc.

Quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng to hơn và sáng hơn những lần trăng tròn khác.

Đêm ngày 19/2, Trái Đất cách Mặt Trăng 356.846km nên Trăng sẽ lớn hơn Trăng tròn thông thường khoảng 7% và sáng hơn khoảng 16%.

Vào thời điểm xảy ra siêu trăng, lực thủy triều tác động bởi siêu trăng tại điểm cận địa lên các đại dương sẽ mạnh hơn một chút so với dịp trăng tròn hay trăng mới bình thường, nhưng vì trọng lực tương đối yếu, cho nên chỉ khiến thủy triều dâng thêm từ 2 đến 5cm.

Theo dự báo thì điều kiện thời tiết đêm 19/2 được cho là có thể quan sát siêu trăng khi hầu hết các khu vực trong cả nước ngày mai trời nắng, có mây, đêm không mưa. Tuy nhiên, bầu trời khu vực Hà Nội đêm qua gần như không thể quan sát siêu trang do lượng mây dày đặc, che phủ hoàn toàn bầu trời khiến cho các "tín đồ siêu trăng" tiếc nuối.

Một số hình ảnh về siêu trăng được ghi lại:

Vì sao đêm qua không quan sát được siêu trăng ở Hà Nội?

Vì sao đêm qua không quan sát được siêu trăng ở Hà Nội?

Cập nhật: 20/02/2019 Theo Tiền Phong
  • 537