Vì sao độ tuổi thăng hoa của thiên tài đang tăng?

  •  
  • 2.249

"Nếu một người không có cống hiến to lớn cho khoa học thế giới trước tuổi 30, họ sẽ không bao giờ làm được điều đó", Albert Einstein, một nhà vật lý thiên tài của nhân loại từng nói. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy nhận định này đã thay đổi đáng kể.

Einstein và những thiên tài

Bruce Weinberg, một nhà kinh tế lao động tại đại học Ohio, Mỹ nhận định rằng hiện nay độ tuổi thành công bình quân của các nhà khoa học tài năng đang lớn dần theo thời gian.

Để chứng minh nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích 525 giải thưởng Nobel đã được trao trong các lĩnh vực vật lý, hóa học và y học tư năm 1901 tới 2008. Họ đã so sánh độ tuổi các nhà khoa học đạt giải trong các lĩnh vực ở những giai đoạn khác nhau.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy trước năm 1905, thành tựu đột phá của các nhà khoa học dưới 30 tuổi xuất hiện khá phổ biến trong ba lĩnh vực trên. Khoảng hai phần ba chủ nhân của giải Nobel đoạt giải khi chưa tới 40 tuổi và 20% số họ đoạt giải ở độ tuổi dưới 30.

Albert Einstein
Albert Einstein

Từ năm 1905 đến năm 2000, không nhà khoa học nào dưới 30 tuổi đoạt giải Nobel trong cả ba lĩnh vực vật lý, hóa học, và y học. Những thành tựu quan trọng của các nhà khoa học dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 19% đối với lĩnh vực vật lý và không có trường hợp nào xuất hiện trong hóa học.

"Độ tuổi mà tại đó các nhà khoa học đạt được thành tựu khoa học to lớn ngày càng tăng theo thời gian. Ngày nay độ tuổi trung bình của các nhà vật lý đoạt giải Nobel là 48", Weinberg cho biết.

Benjamin Jones, một nhà kinh tế tại đại học Northwestern cho rằng các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu cần hiểu xu hướng thăng hoa muộn của nhân tài trong qua trình tuyển dụng và hỗ trợ họ nghiên cứu khoa học.

Tại sao thành công đến với thiên tài ngày càng muộn?

Đầu thế kỷ 20, phần lớn các nhà khoa học đoạt giải Nobel là các tiến sĩ còn rất trẻ - dưới 30 tuổi. Nhưng xu hướng này ngày càng giảm đáng kể khi các nhà khoa học cần thêm thời gian để nghiên cứu sâu lĩnh vực mà họ nghiên cứu. Do đó, ngày càng hiếm người trẻ tuổi tạo ra đột phá trong lĩnh vực vật lý và hoá học.

Các nhà nghiên cứu nhận định, sự thay đổi này có thể là tiền đề tốt phát triển ngành khoa học.Ví dụ, trong những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học trẻ tuổi thăng hoa với sự phát triển của lý thuyết cơ học lượng tử. Năm 1923, tỷ lệ các nhà khoa học dưới 30 tuổi thành công lên tới 31% trong lĩnh vực vật lý. Nhưng tỷ lệ này tăng lên ấn tượng - 78% khi họ gần đạt 40 tuổi.

Weinberg lý giải, Đầu thế kỷ 20 các nhà vật lý trẻ đã có đóng góp rất lớn trong cách mạng lý thuyết cơ học lượng tử. Thành công đó, một phần là do họ phát triển tư duy mới dựa trên những kiến thức cơ sở trước đó - một thuận lợi mà các nhà vật lý trước họ không có được. Đây có thể là lý do chính giúp các nhà khoa học trẻ tuổi tạo dấu ấn lớn trong giới khoa học.

"Einstein và Paul Dirac - 2 nhà tri thức lỗi lạc của nhân loại, đã nhận định vật lý thực sự thuộc về những người trẻ tuổi. Điều đó đúng với thời đại của họ. Nhưng, ngày nay các nhà vật lý học xuất sắc đoạt giải thưởng Nobel khi khi họ 48 tuổi là phổ biến". Bruce Weinberg - một nhà kinh tế tại Đại học Ohio, Hoa Kỳ cho biết

Ông cho rằng, nếu chúng ta nhận định khoa học là một trò chơi của các bạn trẻ, thì sự thay đổi trên đáng báo động. Nhưng, nếu các nhà khoa học vẫn có thể thăng hoa với những đóng góp vĩ đại ở mọi lứa tuổi thì những vấn đề tuổi tác sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó, chúng ta phải giành sự quan tâm lớn cho họ vì mục đích chung - đóng góp thành tựu khoa học vĩ đại cho nhân loại.

Trần Mạnh Hồng (Yahoo)
  • 2.249