Tử Cấm Thành, quần thể kiến trúc cổ lớn nhất Trung Quốc, thu hút vô số khách du lịch với quy mô hoành tráng và phong cách nghệ thuật tinh tế.
Có thể bạn chưa biết có một hiện tượng kỳ lạ trên các mái nhà của Tử Cấm Thành, đó là chúng chưa bao giờ bị ô nhiễm bởi phân chim và quanh năm vẫn sạch sẽ. Hiện tượng này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, thậm chí khiến họ không thể tin được.
Tại sao không bao giờ có phân chim trên nóc Tử Cấm Thành? Câu trả lời cho câu hỏi này thực chất liên quan đến nhiều khía cạnh như công nghệ xây dựng cổ xưa của Trung Quốc và việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc cổ lớn nhất Trung Quốc.
Một trong những bí ẩn thu hút sự tò mò của du khách khi đến Tử Cấm Thành là việc mái ngói ở đây luôn sạch sẽ, hiếm khi thấy có phân chim. Khác với những công trình kiến trúc khác, dù được dọn dẹp thường xuyên nhưng vẫn khó tránh khỏi sự "ghé thăm" của những vị khách không mời mà đến này.
Điều chúng ta cần hiểu là cấu trúc kiến trúc của Tử Cấm Thành rất đặc biệt. Mái nhà của nó không phải là mái bằng hay mái dốc thông thường như trên các công trình mà chúng ta thường thấy hiện nay mà có hình dáng đặc biệt gọi là "mái hiên cong". Hình dáng của mái nhà này giống như một chiếc mũ khổng lồ, rộng ở phía dưới và thuôn nhọn ở phía trên.
Thiết kế này khiến phân chim khó có đậu xuống mái nhà. Bởi khi mỏi, những con chim sẽ cố gắng chọn những nơi bằng phẳng để trú ngụ, trong khi đó phần trên của mái hiên tại Tử Cấm Thành thì thuôn nhọn khiến chim khó đậu trên đó. Ngay cả khi một số loài chim vô tình đậu trên mái nhà và "giải quyết nhu cầu", phân chim sẽ trượt xuống nhanh chóng do hình dạng của mái nhà.
Hầu hết các mái nhà trong Tử Cấm Thành đều được thiết kế cong, tạo thành góc nhọn. Thiết kế này khiến chim khó đậu và đứng vững, do đó hạn chế tối đa việc chim bài tiết trên mái nhà.
Một đặc điểm khác của các mái nhà trong Tử Cấm Thành là chúng đều được làm bằng ngói tráng men màu vàng. Loại ngói tráng men này không chỉ có màu sắc tươi sáng mà còn có kết cấu mịn. Khi bay, chim sẽ chọn những nơi có màu tối và kết cấu thô ráp để đậu, vì điều này có thể làm giảm nguy cơ trượt ngã. Vì vậy, chim có xu hướng tránh gạch men màu vàng khi tìm chỗ đậu, từ đó giảm khả năng phân chim rơi xuống mái nhà.
Ngoài 2 nguyên nhân trên, việc không có phân chim trên nóc Tử Cấm Thành còn liên quan đến công nghệ xây dựng cổ xưa của Trung Quốc. Thời xa xưa, khi xây nhà người ta đã sử dụng một phương pháp đặc biệt để ngăn chặn chim làm tổ trên mái nhà. Cách thức cụ thể là người ta sẽ đặt một số tổ chim giả trên mái nhà để thu hút chim đến làm tổ trên đó. Sau đó, khi chim xây tổ trên tổ giả, tổ thật sẽ bị loại bỏ. Bằng cách này, chim sẽ không làm tổ trên mái nhà, giảm khả năng phân chim rơi xuống mái nhà.
Mái ngói được phủ một lớp men đặc biệt có độ trơn nhẵn cao. Bề mặt trơn trượt này khiến phân chim khó bám dính và dễ dàng bị cuốn trôi bởi mưa hoặc gió.
Ngay từ thời xa xưa, người Trung Quốc cổ đại đã rất coi trọng việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Họ tin rằng con người nên sống hòa hợp với thiên nhiên thay vì phá hủy nó. Vì vậy, khi xây nhà, họ cố gắng tránh gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên. Ví dụ, họ sẽ cố gắng chọn những nơi xây nhà không thu hút chim và khi xây nhà, họ cũng sẽ cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên. Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên này cũng dẫn đến rất ít phân chim rơi trên nóc Tử Cấm Thành.
Trong khoa học, có một lý thuyết gọi là "động lực học chất lỏng" có thể giải thích tại sao không có phân chim trên nóc Tử Cấm Thành. Lý thuyết này cho rằng các vật chuyển động đều bị ảnh hưởng bởi lực cản của không khí. Chim cũng không ngoại lệ khi chúng đang bay. Khi chim đến gần mái nhà, chúng cảm nhận được tác động của luồng không khí lên mái nhà. Nếu bề mặt mái nhà quá nhẵn, chim sẽ cảm nhận được nhiều lực cản của không khí, khiến chúng không muốn đậu trên mái nhà. Về phần mái của Tử Cấm Thành, do sử dụng ngói tráng men màu vàng và thiết kế mái hiên cong nên luồng không khí trở nên thông thoáng hơn. Vì vậy, chúng thường chọn cách tránh những mái nhà này, từ đó giảm khả năng phân chim đậu xuống mái nhà.
Một số ghi chép lịch sử cho thấy, trong Tử Cấm Thành từng nuôi chim ưng để săn bắt chim nhỏ. Việc này góp phần hạn chế số lượng chim trong khu vực, từ đó giảm thiểu tình trạng chim đậu và bài tiết trên mái nhà.
Sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm kiến trúc thông minh và biện pháp xua đuổi đã góp phần tạo nên hiện tượng kỳ lạ này. Bí ẩn này càng làm tăng thêm sự hấp dẫn và giá trị của Tử Cấm Thành, biến nơi đây thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích lịch sử, văn hóa và kiến trúc Trung Quốc.