Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

  •   3,25
  • 4.141

Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Nếu bạn luôn quan sát sẽ phát hiện các ngôi sao mọc lên từ phía Đông, chầm chậm lướt qua bầu trời, dần dần lặn xuống phía Tây, đúng như hằng ngày ta vẫn nhìn thấy Mặt Trời mọc từ phía Đông lặn xuống phía Tây. Thực ra đó là do Trái Đất tự quay từ tây sang đông mà gây nên.

Các chòm sao chuyển động chậm dần về phía tây là vì Trái Đất còn quay quanh Mặt Trời
Các chòm sao chuyển động chậm dần về phía tây là vì Trái Đất còn quay quanh Mặt Trời. (Ảnh minh họa).

Ngoài hằng ngày ta thấy các ngôi sao chạy từ Đông sang Tây ra, thời điểm mỗi ngôi sao bắt đầu mọc ngày hôm sau sớm hơn ngày hôm trước 4 phút. Do đó từng thời khắc giống nhau của mỗi đêm trong một năm, những ngôi sao ta nhìn thấy không giống nhau, vị trí của các chòm sao dời dần về phía Tây. Ví dụ chòm Lạp Hộ ta đã quen biết, đầu tháng 12 lúc hoàng hôn nó mới mọc lên từ phía Đông, qua ba tháng sau lúc hoàng hôn nó đã lặn ở phía Tây. Chòm sao này chạy trên bầu trời phương Nam. Nhưng đến cuối mùa xuân, lúc hoàng hôn nó đã cùng lặn với Mặt Trời.

Cùng với các mùa thay đổi, các chòm sao chuyển động chậm dần về phía tây là vì Trái Đất còn quay quanh Mặt Trời. Nếu ban ngày cũng có thể nhìn thấy sao thì ta sẽ thấy Mặt Trời sẽ chuyển dần về phía đông giữa các chòm sao. Mỗi ngày Mặt Trời dịch về phía đông một độ, tương đương với cự ly gấp hai lần đường kính của Mặt Trời. Như vậy trong một năm các sao đã "chuyển động vòng nhìn năm" trên bầu trời.

Tóm lại, sao có hai hiện tượng chuyển động: một loại do Trái Đất tự quay gây ra chuyển động vòng ngày, tạo thành mỗi đêm các sao mọc từ phía đông lặn xuống phía tây.

Hiện tượng thứ hai là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời gây ra chuyển động vòng nhìn năm, khiến cho các chòm sao ẩn hiện biến đổi tương ứng theo các mùa. Chúng ta không nên lẫn lộn hai hiện tượng làm một.

Cập nhật: 14/12/2024 Theo isach
  • 3,25
  • 4.141