Xem thí nghiệm bóng rổ "phát điên" khi thả rơi ở độ cao trên 100m

  •   3,52
  • 1.592

Tại sao chuyển động của quả bóng lại kỳ cục như vậy? Hãy cùng check ngay lời giải nhé!

Thí nghiệm thả quả bóng rổ ở độ cao hơn 100m

Bạn cho rằng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu thả quả bóng rổ từ độ cao trên 100m? Các nhà thí nghiệm từ Veritasium - một kênh khoa học rất nổi tiếng của Úc đã thực hiện thí nghiệm này trên một con đập cao 126,5m tại Tasmania (Úc).

 

Nó sẽ... rơi - Câu trả lời đã thật quá rõ ràng phải không? Bạn có thể thấy quả bóng không rơi theo phương thẳng đứng mà lệch đi một chút do tác động từ lực cản không khí.

Tuy nhiên, nếu như bạn thêm một chút độ xoáy ngược khi thả quả bóng thì sao nhỉ?

 Xem thí nghiệm bóng rổ "phát điên" khi thả rơi ở độ cao trên 100m

Và bạn thấy đấy, quả bóng lúc này như... hóa điên luôn khi bay xa tít tắp và rơi xuống tận hồ nước.

Điều gì đang xảy ra ở đây? Theo như lý giải từ các khoa học gia, sở dĩ quả bóng có thể đột nhiên "giở chứng" như vậy là nhờ Hiệu ứng Magnus (the Magnus effect) - hiện tượng xảy ra với bất kỳ vật thể nào hình trụ tròn có chuyển động quay và di chuyển trong không khí cùng một lúc.

 Xem thí nghiệm bóng rổ "phát điên" khi thả rơi ở độ cao trên 100m

Cụ thể, khi trái bóng xoáy tròn, không khí phía trước sẽ chuyển động theo hướng xoáy của trái bóng, khiến lực này giảm dần.

Xem thí nghiệm bóng rổ "phát điên" khi thả rơi ở độ cao trên 100m 

Tuy nhiên lúc này, luồng không khí đối diện lại di chuyển theo hướng ngược lại, tạo ra một lực đẩy khiến bóng bay xa tít tắp.

Hiện tượng này trên thực tế xuất hiện rất nhiều trong các môn thể thao có sử dụng bóng - như bóng đá, bóng rổ... do khi tăng thêm lực xoáy khiến quỹ đạo trái bóng trở nên khó lường hơn.

Xem thí nghiệm bóng rổ "phát điên" khi thả rơi ở độ cao trên 100m 

Nhưng không chỉ vậy, hiệu ứng Magnus còn được ứng dụng để chế tạo ra các loại phương tiện di chuyển khác. Các bạn có để ý rằng động cơ tàu thủy, và thậm chí là cả máy bay đều có các cánh quạt không? Đó chính là ứng dụng của hiệu ứng Magnus.

Người đầu tiên tìm ra hiệu ứng Magnus không phải là Magnus

Hiệu ứng Magnus được đặt tên theo nhà Vật lý học người Đức Heinrich Gustav Magnus - người đã mô tả hiện tượng này vào năm 1852.

Tuy nhiên trên thực tế, Issac Newton mới là người đầu tiên nêu ra và lý giải rất đúng về hiện tượng này vào năm 1672, khi ông quan sát những người chơi tennis.

Và sau đó vào năm 1742, Benjamin Robin - một nhà toán học người Anh, cũng đã giải thích đạn tròn trong súng hỏa mai đi chệch hướng - phù hợp với những gì Magnus giải thích 100 năm sau đó.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,52
  • 1.592