40 sự thật thú vị, bất ngờ về mặt trời mà bạn chưa biết (P1)

  •   4,620
  • 26.272

Bạn đã sống trên hành tinh này rất lâu rồi, nhưng có lẽ bạn chỉ biết Mặt Trời là ngôi sao sáng và to nhất, cung cấp ánh nắng và nhiều dưỡng chất - hóa chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Vậy mà có rất nhiều điều về ngôi sao này làm bạn choáng váng không thể tưởng tượng được khi nghe tới.

1. Đáng kinh ngạc, Mặt Trời nặng đến 1.989.100.000.000.000.000.000 tỷ kg, bằng gần chính xác trọng lượng của 330.060 Trái Đất!

2. Nếu bên trong Mặt Trời hoàn toàn rỗng, có thể lấp đầy nó bằng 960.000 Trái Đất dạng hình cầu và 1.300.000 Trái Đất dạng dẹp (bị ép lại).

3. Bề mặt Mặt Trời có diện tích lớn gấp 11.990 lần diện tích bề mặt Trái Đất.

4. Mặt Trời của chúng ta chỉ là một trong 100 tỷ ngôi sao lớn nhất dải ngân hà.

5. Điều này hẳn các bạn cũng đã nghe qua, trước đây có tới 9 hành tinh được tính vào Hệ Mặt Trời, nhưng sao Diêm Vương (Pluto) - còn gọi là hành tinh lùn - lạc quỹ đạo so với 8 hành tinh còn lại nên bị đá ra khỏi Hệ Mặt Trời.

Bề mặt Mặt Trời có diện tích lớn gấp 11.990 lần diện tích bề mặt Trái Đất.

6. Ngoài sao Diêm Vương còn có 4 ngôi sao nữa xoay quanh Mặt Trời nhưng cũng bị lạc quỹ đạo, đó là: Ceres, Haumer, Makemake và Eris.

7. Kích thước, hình dạng, độ sáng, nhiệt độ, độ tuổi và khoảng cách của Mặt Trời so với Trái Đất là hoàn hảo một cách chi li. Nếu chỉ có một trong các chỉ số này sai lệch, dù chỉ là một sai lệch thật nhỏ, sự sống trên Trái Đất có lẽ đã không tồn tại.

8. Mặt Trời được hình thành và có một "vòng đời" tương tự các ngôi sao khác: nó bắt đầu bằng một đám mây bụi khí gọi là tinh vân. Đám mây bụi này rất dày đặc, nhiệt độ của nó vào khoảng -226 độ C. Sau đó do lực hút giữa hạt này và hạt kia, những phần của đám mây bắt đầu va chạm vào nhau và tạo thành những cụm gọi là "sao gốc".

9. Trong quá trình va chạm, những cụm "sao gốc" này bắt đầu ma sát sinh ra nhiệt, và chúng cháy sáng lên tạo thành màu đỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi sức nóng đủ tạo ra phản ứng hạt nhân bên trong lõi của chúng làm mất đi lực hút tự nhiên. Và như thế những cụm "sao gốc" đang dần dần hình thành nên một ngôi sao to lớn gọi là Mặt Trời bây giờ.

10. Với hơn 4.6 tỷ năm tuổi, Mặt Trời được coi là một ngôi sao lùn vàng "trung niên" - nghĩa là Mặt Trời đã "sống" được nửa cuộc đời mình!

Khi Mặt Trời đã thiêu đốt hết lượng khí hidro bên trong, nó sẽ chuyển sang đốt khí heli trong khoảng 130 triệu năm nữa.

11. Khi Mặt Trời đã thiêu đốt hết lượng khí hidro bên trong, nó sẽ chuyển sang đốt khí heli trong khoảng 130 triệu năm nữa. Trong khoảng thời gian đó, Mặt Trời sẽ trở nên to lớn đến nỗi nuốt chửng luôn cả sao Thủy, sao Kim và Trái Đất. Lúc đó Mặt Trời sẽ được coi là "Người khổng lồ đỏ".

12. Sau giai đoạn "Người khổng lồ đỏ", lớp vỏ ngoài của Mặt Trời sẽ bị đẩy ra (gần như thoái hóa) và lõi của nó sẽ từ từ co lại. Quá trình này được cho là giai đoạn cuối trong sự tiến hóa của một ngôi sao.

13. Trong giai đoạn này, phần lõi còn lại của Mặt Trời vẫn giữ được khối lượng kếch sù của nó, nhưng chỉ xấp xỉ bằng khối lượng cuả Trái Đất. Lúc này, Mặt Trời sẽ được bao quanh bởi những đám tinh vân, và được gọi là một ngôi sao lùn trắng.

14. Khối lượng khí của Mặt Trời chiếm đến 99.86% tổng khối lượng khí của toàn bộ hệ Mặt Trời.

15. Mặt Trời bao gồm khoảng 75% khí hidro và 25% khí heli. Các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt Trời.

Mặt Trời được bao quanh bởi một luồng plasma cực mạnh, được gọi là "corona" (nhật hoa/ hào quang)

16. Mặt Trời được bao quanh bởi một luồng plasma cực mạnh, được gọi là "corona" (nhật hoa/ hào quang) - tiếng Latin nghĩa là "vương miện". Vầng hào quang "corona" này có thể vươn xa hàng triệu cây số trong không gian, và có thể dễ dàng nhìn thấy được trong hiện tượng nhật thực toàn phần.

17. Có một thiết bị tương tự kính thiên văn được gọi là coronaghaph, với chiếc kính này bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được gần Mặt Trời mà không bị lóa hay hỏng mắt. Ngoài ra bạn còn có thể chiêm ngưỡng những hành tinh khác, thậm chí là nhìn gần sao chổi.

8. Với khoảng cách 150 triệu km từ Mặt Trời đến Trái Đất, ánh sáng đi từ Mặt Trời phải mất đến 8 phút 20 giây mới chạm được bề mặt Trái Đất!

19. Những tia sáng (gồm cả tia hồng ngoại và tia cực tím) từ Mặt Trời chỉ mất chưa đầy 10 phút để chạm được đến Trái Đất, nhưng phải mất đến hàng triệu năm để những tia này xuất phát từ lõi Mặt Trời ra đến bề mặt.

20. Khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất vào khoảng 150 triệu km, nhưng trên thực tế, khoảng cách này luôn có sự xê dịch đáng kể. Lý do là vì Trái Đất xoay quanh Mặt Trời tạo thành một hình elip, nên khoảng cách có thể bị thay đổi, gần nhất là 147 và xa nhất là 152 triệu km. Khoảng cách còn được tính bằng đơn vị thiên văn (AU).

(còn tiếp)...

Cập nhật: 31/12/2016 Theo ohay.tv
  • 4,620
  • 26.272