Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

  •   3,33
  • 7.212

Phát sáng quang học là một trong những khả năng tuyệt vời của các loài sinh vật trong tự nhiên.

1. Sinh vật phù du

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Sinh vật phù du xuất hiện ở hầu hết các bãi biển trên thế giới, đặc biệt là ở đảo Maldives. Chúng phát ra ánh sáng màu xanh dương, và có xu hướng phát sáng mạnh hơn khi có sự tác động của những cơn sóng. Khi thủy triều lên, chúng tập hợp lại với nhau và tạo thành một cảnh tượng tuyệt đẹp như bước ra từ truyện cổ tích vậy.

2. Cuốn chiếu

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

8 trong số 12.000 loài cuốn chiếu có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh vào ban đêm, bình thường chúng có màu nâu. Mặc dù cuốn chiếu là loài động vật ăn vụn hữu cơ và không có nhu cầu thu hút con mồi, thế nhưng thực tế ánh sáng của chúng là để cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có thể tiết ra chất cyanua chết người từ lỗ chân lông của chúng.

3. Đom đóm

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Đom đóm là loài vật có khả năng tự phát ra ánh sáng bởi nhiều lý do khác nhau. Một vài loài đom đóm phát sáng để cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có chất độc nhẹ, một vài loài khác phát sáng để thu hút con mồi. Địa danh nổi tiếng nhất tìm thấy những loài đom đóm rực rỡ này là hang động Waitomo, New Zealand.

4. Ốc sên

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Khi loài ốc sên Clusterwink gặp nguy hiểm, chúng sẽ trốn vào trong lớp vỏ ốc và phát ra ánh sáng màu xanh lá cây. Khi đó, ốc sên trông sẽ lớn hơn rất nhiều khiến không một con cua nào muốn tấn công nó nữa.

5. Sứa lược

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Trong khi các loài sinh vật khác phát ra ánh sáng màu xanh dương hay xanh lá cây trong bóng tối, thì loài sứa lược này lại phát ra ánh sáng khi chúng di chuyển, tạo ra hiệu ứng cầu vồng.

6. Fireflies

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Các cơ quan của loài sinh vật này nằm ở dưới bụng, báo hiệu rằng chúng đang tìm bạn đời, nhưng ánh sáng của chúng cũng dùng để cảnh báo những kẻ săn mồi. Loài vật này có thể phát ra ánh sáng màu vàng.

7. Trai

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Loài trai này dài khoảng 7 inch và có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương. Khả năng đặc biệt này của loài trai được phát hiện ra khi người La Mã Pliny thấy rằng hơi thở của ông phát ra ánh sáng khi ăn chúng.

8. Cá anglerfish

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Gai vây lưng của con cái anglerfish nhô ra ở ngay phía trên miệng, trông giống như một cái cần câu. Chúng có khả năng phát sáng và thu hút con mồi. Khi con mồi của chúng đến đủ gần, ngay lập tức chúng sẽ tấn công con mồi bằng chiếc hàm lớn và bộ răng sắc nhọn.

9. Gián

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Hai điểm phát sáng trên lưng của loài côn trùng này khiến chúng trông giống như một loài bọ cánh cứng độc. Thật không may, những loài sinh vật mới được phát hiện này đã bị tuyệt chủng do núi lửa phun trào gần môi trường sống của chúng ở Ecuador vào năm 2010. Đây là loài vật duy nhất phát quang sinh học để bắt chước sự phòng thủ.

10. Nấm

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Trên thế giới, có hơn 70 loài nấm có khả năng phát quang sinh học, và chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Đối với một số loài nấm, ánh sáng dùng để thu hút các loài sâu bọ giúp phân tán các bào tử và kích thích quá trình sinh sản của chúng.

11. Mực

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Nhiều loài mực tự phát sáng để phù hợp với màu sắc và cường độ ánh sáng ở phía trên nó. Điều này giúp chúng tránh những kẻ săn mồi, những loài vật sẽ tấn công ngay khi chúng thấy bóng của những con mực.

12. San hô

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Hầu hết các loài san hô đều có khả năng hấp thụ ánh sáng ở bên ngoài và phát ra một màu ánh sáng khác với màu mà nó đã hấp thụ. Ví dụ, nhiều loài san hô hấp thụ ánh sáng màu xanh hoặc tím, nhưng sau khi hấp thụ nó, chúng phát ra màu đỏ tươi, cam, hoặc màu xanh lá cây.

13. Bạch tuộc

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Bạch tuộc có thể phát sáng liên tục hay nhấp nháy rồi tắt ngay ở những lỗ nhỏ bên dưới cơ thể của chúng.

14. Sao biển

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Về mặt kỹ thuật, chúng không phải là sao biển, nhưng Ophiochiton ternispinus là loài vật có mối quan hệ thân thiết với sao biển. Giống người anh em của mình, chúng cũng có 5 chân mảnh khảnh và rất linh hoạt. Chúng phát ra ánh sáng màu xanh dương để thu hút con mồi trong bóng tối.

15. Hải quỳ

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Loài hải quỳ này dành nhiều thời gian để nổi xung quanh cho đến khi chúng tìm thấy nơi tốt để neo đậu. Xúc tu của chúng đâm vào những kẻ săn mồi với “cây lao móc” sắc nhọn.

16. Cá Lanternfish

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Cá Lanternfish có cơ quan phát sáng nằm ở dưới bụng, giúp nó phát ra ánh sáng trong bóng tối. Tuy nhiên, loài cá này cũng có cơ quan phát sáng ở mũi, khiến nó có khả năng phát sáng từ phía trước trông giống như chiếc đèn pha vậy.

17. Vi khuẩn

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Côn trùng là nạn nhân thường xuyên của những loài vi khuẩn này, chúng giết con mồi bằng cách giải phóng các độc tố đến khi các loài vật này chết và phá vỡ cơ thể của chúng từ trong ra ngoài.

18. Nhuyễn thể

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Nhuyễn thể là loài động vật giáp xác nhỏ bé, sống nhiều ở vùng biển Bắc cực. Ánh sáng mà chúng phát ra có tác dụng giúp chúng tìm thấy nhau và tập trung lại, nó cũng giúp chúng thoát khỏi các loài vật săn mồi khác.

19. Rắn biển

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Rắn biển sống ở sâu dưới biển, nơi chúng sử dụng chiếc miệng khổng lồ của nình để nuốt chửng con mồi lớn hơn. Chúng có thể phát sáng ở phần đuôi.

20. Sâu biển

Cận cảnh vẻ kỳ ảo của những sinh vật tự phát sáng

Swima bombaviridis là loài vật có hệ thống phòng thủ rất độc đáo. Chúng có thể phát ra ánh sáng màu xanh lá cây khiến động vật ăn thịt phân tâm, giúp chúng có đủ thời gian để trốn chạy.

Theo Khampha
  • 3,33
  • 7.212