Chất thải độc hại là gì? Chất thải của thành phố có "vô dụng" như ta nghĩ?

  •  
  • 78

Cùng tìm hiểu chất thải độc hại là gì? Chất thải gây ô nhiễm cho môi trường qua những con đường nào? Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào qua bài viết dưới đây.

Chất thải độc hại là gì?

Chất thải độc hại là các chất thải có thể sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất thải độc hại có thể là các chất thải độc hại không nói đến các chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách hoàn toàn điện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì các loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng.

Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hóa phân hủy chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các huydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hóa chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axit hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hóa chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây ra các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng,

Chất thải độc hại là sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải độc hại là sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp.

Có thể xác định 3 nhóm chất độc hại chính:

Nhóm 1 bao gồm các chất thải có hàm lượng độc tố cao, dễ thay đổi, bền vững hoặc tích tụ sinh học. Ví dụ:

  • Các chất dung môi Clo
  • Chất thải thủy ngân.
  • Các chất thải PDB.

Nhóm 2 là các chất thải thông thường khác như các sệt Hydroxyt.

Nhóm 3 là các chất thải có khối lượng lớn, có thể hàm lượng độc tố không cao nhưng có khả năng gây hại trên quy mô lớn.

Chất thải độc hại đã được quan tâm như thế nào?

Các chất thải độc hại mới chỉ được quan tâm tới từ 10 đến 15 năm trở lại đây. Việc kiểm tra chất thải độc hại thường chỉ được quan tâm sau khi xảy ra một vụ thảm họa hoặc sau một đe dọa thảm họa môi trường.

Sau sự kiện những người dân chết do ăn phải cá bị nhiễm thủy ngân trong nước biển ở Minamata, Nhật là nước đầu tiên đưa ra việc kiểm tra đầy đủ các chất thải độc hại (1960).

Nước Anh, sau sự bất bình của công chúng khi phát hiện những thùng rỗng có chứa muối xyanua trên đất hoang mà trẻ em đã chơi trên đó thì một Uy ban cao cấp kiểm tra chất thải độc hại được thành lập và sau đó đã được pháp luật thông qua.

Nước Mỹ, năm 1976 hệ thống kiểm tra chất độc hại được thành lập do sự phản đối của công chúng vì sự ô nhiễm gây nên bởi các đống rác không được kiểm soát.

Việc kiểm tra chất thải độc hại cũng gây tốn kém, nhưng kinh nghiệm ở nhiều nước phát triển cho thấy việc dọn dẹp “có lỗi lầm của quá khứ” còn tốn tiền của và thời gian hơn nhiều, có khi gấp từ 10 đến 100 lần.

Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào?

Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hóa chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước, Vấn đề quan trọng không chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới.

Đất và nước bị ô nhiễm

Sự có mặt của vùng chưa bão hòa ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Đó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ chất thải là vùng chưa bão hòa thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hóa và hóa sinh.

Ô nhiễm nước bề mặt

Bề mặt của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa dòng chảy đất - nước của các hóa chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy hóa, hóa sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất.

Các đường ô nhiễm khác

Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải.

Có thể dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng được không?

Hàng ngày, các thành phố, thị xã lớn nhỏ đều xả ra ngoại thành một lượng lớn nước thải, bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Trong nguồn nước thải có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phốt pho,... rất cần cho cây trồng. Lâu nay một số nước trên thế giới đã dùng nguồn nước thải từ thành phố trực tiếp tưới cho đồng ruộng và đạt được kết quả rất khác nhau, có nơi sản lượng lương thực, hoa màu tăng hẳn lên, nhưng có những nơi bị thất thu nghiêm trọng,...


Nhiều nước trên thế giới đã tận dụng nguồn nước thải thành phố (đã lọc) để tưới cho đồng ruộng.

Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo không được dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng. Bởi vì trong nguồn nước thải đó có chứa rất nhiều nguyên tố kim loại nặng có hại cho cơ thể con người như cađimi, kẽm, chì, thủy ngân,... và có các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy, các loại vi trùng gây bệnh,... Những chất độc hại trên đều trực tiếp gây ô nhiễm cho cây lương thực, rau quả và sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người nếu ăn phải.

Tất nhiên không vì vậy mà chúng ta bỏ phí nguồn nước thải thành phố. Người ta đã tận dụng nguồn nước thải vô tận của thành phố bằng cách khử các nguyên tố kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại và các loại vi trùng gây bệnh, sau đó mới tưới cho đồng ruộng. Nước thải thành phố đã được xử lý tưới cho cây trồng không những không làm ô nhiễm lương thực, rau quả mà còn làm tăng sản lượng các loại cây trồng, đồng thời lọc sạch thêm nguồn nước thải, giảm bớt ô nhiễm sông hồ. Đây là phương pháp sử dụng nước thải khoa học nhất và đang được nhiều nước thực hiện.

Cập nhật: 16/10/2023 Kinh Tế Môi Trường
  • 78