Vật liệu mới chịu được độ nóng trong tâm Trái đất

  •   12
  • 3.479

Các nhà khoa học đang nghiên cứu một dự án mới hứa hẹn có thể tạo ra một loại vật liệu có nhiệt độ nóng chảy kỷ lục. Nó có thể tồn tại ngay cả khi bị ném vào bên trong tâm của Trái đất, nơi có nhiệt độ lên đến gần 5.000 độ C.

Độ nóng tại tâm Trái đất cũng không thể hủy hoại được loại vật liệu mới này

Hiện tại các nhà khoa học tại đại học Brown đang làm việc với một mô hình trên máy tính, họ thử nghiệm việc kết hợp chính xác các yếu tố hafini, nitơ và carbon có thể tạo ra một loại vật liệu mới với nhiệt độ nóng chảy 4.400 độ kelvin (hơn 4.000 độ C).

Vật liệu mới chịu được độ nóng trong tâm Trái đất
Loại vật liệu mới có thể giúp con người khám phá Mặt Trời?

Điều đó cũng có nghĩa rằng nó có thể tồn tại nguyên vẹn khi ở lớp gần tâm của Trái đất, cũng như không bị nóng chảy ngay cả khi ở trên lớp nhiệt thấp của Mặt Trời.

Trước đó các nhà khoa học cũng đã tìm ra một loại siêu vật liệu mới là sự kết hợp của hafini, tantalum và carbon (Hf-Ta-C), nó cũng có khả năng chịu được lượng nhiệt rất cao nhưng không thể bằng được với loại vật liệu mà các nhà khoa học đang nghiên cứu.

Vật liệu mới chịu được độ nóng trong tâm Trái đất
Mô hình cấu trúc của loại vật liệu mới mà các nhà khoa học đang xây dựng trên máy tính.

Nitơ và carbon là hai yếu tố quen thuộc và dễ kiếm, tuy nhiên hafini lại là một yếu tố khá lạ. Hafini là loại vật liệu thường được sử dụng để chế tạo các thiết bị trong lò phản ứng hạt nhân, trong các loại ống chân không và trong việc tạo ra các hợp kim sắt và titan.

Bản thân chất này cũng có khả năng chịu nhiệt cực cao, tuy nhiên các nhà khoa học muốn tạo ra một loại siêu vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao hơn thế nhiều lần. Nó có thể được ứng dụng trong việc khám phá vũ trụ, đi đến những hành tinh có nhiệt độ bề mặt rất cao và thậm chí là cả Mặt Trời.

Nó cũng có thể được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng xung quanh chúng ta, như để chế tạo các loại tuabin khí hay các tấm chắn nhiệt trong máy bay chiến đấu siêu âm.

Theo genK.vn
  • 12
  • 3.479