Một phát hiện mới của các nhà khoa học đến từ trường Đại học công nghệ Nanyang Singapore (NTU) mang đến hứa hẹn về khả năng phát triển một loại vắc xin phòng chống bệnh sốt rét. Kết quả sau 5 năm nghiên cứu đã tạo ra một bước ngoặt dựa trên khả năng ngăn chặn sự xâm lấn các tế bào hồng cầu bởi những ký sinh chết người.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, khoảng gần một nửa dân số thế giới, hay khoảng 3,3 tỷ người, có nguy cơ bị lây bệnh sốt rét, và đã có khoảng 627.000 ca sốt rét được ghi nhận trong năm 2012. Hiện tại chưa có một loại vắc xin nào để phòng chống sốt rét, mặc dù các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang tiếp tục làm việc tích cực để hướng về mục tiêu đó.
Không giống như phương pháp tạo ra các kháng thể, các nghiên cứu của NTU chọn một phương pháp khác. Các tế bào hồng cầu là mục tiêu tấn công của các ký sinh trùng sốt rét, Plasmodium falciparum (P. falciparum), sau đó nó truyền virus tới cơ thể vật chủ, nơi nó sẽ phát triển và sinh sản gây ra sốt, đau đầu, buồn nôn và có một vài trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các nhà khoa học ở trường đại học NTU
Phương pháp do NTU phát triển sẽ ngăn ngừa các ký sinh trùng tấn công tế bào hồng cầu ở ngay giai đoạn đầu tiên. Vắc xin sẽ phá vỡ tín hiệu canxi giữa ký sinh trùng và tế bào của vật chủ. Những thứ cần quan tâm là 2 loại protein, erythrocyte-binding-like-proteins (EBLs), erythrocyte-binding-like protein (EBLs) và reticulocyte-binding protein hômlogues (RHs). Cả hai protein này được sử dụng bởi ký sinh P. falciparum trong giai đoạn đầu của quá trình xâm nhập nơi các bào quan đặc biệt, còn được biết là rhoptry và micrneme ký sinh lên tế bào vật chủ. Nghiên cứu của các nhà khoa học ở NTU đã chỉ ra rằng, bằng cách phá vỡ quá trình xâm nhập thì ký sinh trùng sẽ bị ngăn chặn lại.
Các kháng thể đơn dòng, kháng thể đồng nhất sản sinh ra bởi những tế bào miễn dịch vô tính, đã được dùng để ngăn chặn protein RH và EBL. Điều này đạt được khi phá vỡ các tín hiệu canxi giữa PfRH1 (một loại protein RH có trong ký sinh trùng P. falciparum) và vật chủ. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc phá vỡ liên kết tín hiệu canxi còn có thể ngăn chặn sự hình thành và giải phóng từ EBL protein EBA175, giúp chặn đứng hoàn toàn quá trình xâm nhập.
Sự phát triển của máy quét huỳnh quang tần suất cao đóng vai trò quan trọng trong những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở NTU. Công nghệ mới này cho phép họ nhanh chóng nhận dạng được các kháng thể có tác động đến việc ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học hy vọng bước ngoặt này sẽ là tiền đề để tìm ra một phương thuốc hiệu quả giúp chống lại bệnh sốt rét trong thời gian dài.