Hình ảnh những loài thú tưởng như đã tuyệt chủng

  •   2,33
  • 6.184

Đây là một trong những dự án lớn nhất từng được thực hiện.

1. Đôi mắt của hổ

Con hổ Sumatran đang cực kỳ cảnh giác trước bẫy ảnh (camera trap) tại công viên
quốc gia Kerinci Seblat, trên đảo Sumatran, Indonesia.

Công viên quốc gia Kerinci Sebat là một trong những nơi trú ẩn cuối cùng của loài hổ Sumatran – loài hổ được tổ chức Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) miêu tả là cực kỳ nguy cấp – Công viên quốc gia này chính là địa điểm tiến hành dự án khảo sát của các nhà khoa học và thiết bị được sử dụng trong suốt cuộc điều tra có thời gian khá dài này (từ năm 2004 đến năm 2009) chủ yếu là những chiếc bẫy ảnh.

Trong suốt dự án, các nhà khoa học đến từ Trung tâm động, thực vật quốc tế (FFI) và trường đại học Kent đã chụp được ảnh của 35 cá thể hổ riêng biệt. Những hình ảnh này cũng như ảnh của một số loài thú khác mới đây đã được xuất bản trên tạp chí của FFI.

“Không giống như những loài hổ nổi tiếng như hổ Bengal và hổ Siberia, hổ Sumatra ít được biết đến rộng rãi bởi vì những tài liệu nghiên cứu về loài hổ này quá ít ỏi, một phần là do chúng ẩn trốn quá sâu trong những khu rừng mưa xích đạo tươi tốt”. Mike Linkie, nhân viên của FFI cho biết.

“Ngoài hổ Sumatran, Indonesia còn 2 loài hổ khác là hổ Bali và hổ Java, nhưng đáng tiếc cả hai loài này đều đã tuyệt chủng do tình trạng săn bắt vô tội vạ của con người. Loài hổ Sumatran hiện cũng đang đứng trước nguy cơ “lịch sử lặp lại”, do việc săn bắn bất hợp pháp trên hòn đảo này”. Linkie nói.

Ông nói thêm: “Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn có hy vọng, FFI đã thành lập 5 đội chống săn trộm trong công viên quốc gia”.

2. Loài hươu tưởng chừng đã biến mất

Hươu Sumatran.

Loài hươu Sumatran này tưởng chừng đã “biến mất” trong những dãy núi hoang vu miền tây của công viên quốc gia Kerinci Seblat, cho đến khi nó được tìm thấy trong bẫy của những người thợ săn vào tháng 9/2007.

Được phát hiện vào năm 1914, những con hươu này đã không còn được nhìn thấy từ đầu những năm 1920.

3. Cu đất Sumantra

Cu đất Sumatran.

Sau 90 năm, hình ảnh loài cu đất Sumantra mới lại được nhìn thấy. Bức ảnh được chụp bởi 1 chiếc bẫy ảnh vào tháng 5/2006.

Vào năm 1916 loài cu đất này được phát hiện nhưng cũng từ lúc đó đến nay loài chim này mới được phát hiện lại.

Đôi khi những chiếc bẫy ảnh cũng chụp được những tấm ảnh của những kẻ săn trộm đang săn bắn trong công viên. Những tấm ảnh này đã được đăng trên một trang web nhưng thông tin về những kẻ săn trộm thu nhận được là rất ít.

4. Cặp heo vòi

Heo vòi châu Á.

Một cặp heo vòi châu Á bị bắt gặp khi đang rong chơi. Tấm ảnh được chụp vào tháng 9/2006.

Loài heo vòi châu Á, có tên trong danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng của IUNCN, dân số loài này đã giảm đều suốt 30 năm qua.

Sự suy giảm của chúng được cho là do nguyên nhân mất môi trường sống khi con người chặt phá rừng lấy đất để sản xuất nông nghiệp nhất là đất để trồng cọ dầu.

5. Báo mây

Loài báo mới được phát hiện tại đảo Borneo và đảo Sumatran.

Vào năm 2007, loài báo gấm này được phát hiện trên đảo Borneo và đảo Sumantra. Khi so sánh với các loài báo khác, các nhà khoa học đã khẳng định đây là một loài riêng biệt.

Loài báo này trước đây – được liệt kê trong danh sách của IUCN là loài dễ bị tổn thương – được cho là cùng một loài với loài báo mây trong đại lục.

Dân số loài báo này bị suy giảm do nạn phá rừng, số lượng của chúng hiện chỉ còn khoảng dưới 10.000 con, theo báo cáo của IUNCN.

6. Bị săn bắn để làm mũ lông

Hồng hoàng tê giác (Rhinoceros hornbill).

Phân bố rộng khắp Đông Nam Á, loài Hồng hoàng tê giác (Rhinoceros hornbill) được liệt vào loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo các tổ chức bảo tồn động vật quý hiếm, thì tại đảo Borneo loài chim này bi săn bắn để lấy thịt và lông làm những chiếc mũ vô cùng sang trọng và độc đáo.

7. Mèo vàng

Mèo vàng châu Á.

Một con mèo vàng châu Á tạm nghỉ sau một chiếc bẫy máy ảnh. Tấm ảnh chụp vào tháng 7/2006.

Trong suốt thời gian khảo sát, các thành viên trong nhóm cũng thường xuyên bị quấy rầy bởi những con thú. “Ví dụ như nhím đã phá hỏng một trong những bộ cảm biến của máy ảnh và ban đêm thì các con thú liên tục đột kích vào trại để lấy lương thực”. Linkie cho biết.

Và, ông nói thêm, “kiến luôn luôn là cơn ác mộng với chúng tôi”.

Theo National Geographic, Vietnamnet
  • 2,33
  • 6.184