Sinh vật không cần bảo vệ vẫn sống sót được trong vũ trụ

  •   3,48
  • 4.801

Có một loài sinh vật bé nhỏ với 6 chân với khả năng tạm dừng mọi hoạt động sinh học trong môi trường khắc nghiệt để sống sót được sau chuyến du hành vào vũ trụ. Nó đồng thời có khả năng tiêu diệt ngay lập tức hầu hết mọi dạng sống, bao gồm cả con người.

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với sinh vật phân đốt với khả năng chống chịu lớn được gọi là “gấu biển”. Họ cho chúng tiếp xúc với môi trường chân không khắc nghiệt của vũ trụ với tia bức xạ chết người trên một con tàu vũ trụ nằm trong quỹ đạo của Trái Đất. Rất nhiều con trong số đó vẫn duy trì tồn tại.

Những con gấu biển, thường được gọi là tardigrade, có khả năng tương tự với tôm biển (hay còn được gọi là “khỉ biển”). Chúng nổi tiếng với khả năng sống lại sau khi được vận chuyển đến các ngôi nhà khác nhau theo đơn đặt hàng qua thư. Tardigrade có kích cỡ bằng vết đốm nhỏ, dài chưa đầy 1,5 mm. Chúng sống trên địa y và rêu ẩm ướt, nhưng khi môi trường khô hạn chúng sẽ chờ đợi cho đến khi có nước trở lại. Chúng cũng chống chọi được với nhiệt độ, giá rét và cả bức xạ.

Khả năng chống chịu với bức xạ của chúng là điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên nhất. 

Sinh vật sống lâu tardigrade (còn gọi là “gấu biển”). (Ảnh: Rick Gillis and Roger J. Haro, khoa Sinh học, đại học Wisconsin – La Crosse)

Họ đưa tardigrade lên tàu vũ trụ FOTON-M3 do Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) phóng vào tháng 9 năm 2007. Chúng phải tiếp xúc với điều kiện trong vũ trụ rồi sau đó được kiểm tra lại sau khi trở về Trái Đất.

Hầu hết những con tardigrade đều sống sót dù ở trong môi trường chân không tồn tại nhiều tia vũ trụ, một số con thậm chí còn tồn tại được trong điều kiện môi trường có tỉ lệ phóng xạ tia cực tím từ Mặt Trời lên đến mức chết người (cao hơn ở bề mặt Trái Đất đến 1.000 lần).

Theo nhận định trên tờ Cell Press, những con sống sót “vẫn có thể sinh sản tốt sau chuyến đi vào không gian”.

Các nhà nghiên cứu viết: cách thức mà những con tardigrade trở về sau chuyến đi vẫn có thể sống sót và sinh sản được “vẫn còn là một điều bí ẩn”.

Tia cực tím có chứa các phần tử ánh sáng năng lượng cao gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với mô sống, bạn có thể cảm nhận rõ khi bị cháy nắng. Nhưng hơn cả thế, tia cực tím có thể phá hoại vật liệu di truyền của tế bào gây ra các bệnh như ung thư da. Bức xạ trong môi trường vũ trũ cũng được cho là có thể diệt khuẩn.

Nghiên cứu được tiến hành dưới sự chỉ đạo của K. Ingemar Jonsson thuộc đại học Kristianstad, Thụy Điển.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 3,48
  • 4.801