Trong vũ trụ sâu thẳm, xa xôi, các nhà khoa học cho rằng, các di tích hóa thạch từ thuở sơ khai vẫn đang ẩn trong đám mây khí.
Những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ đã biến mất từ lâu, nhưng dấu vết của chúng vẫn có thể lẩn khuất không gian, bị chôn vùi trong những đám mây khí như "hóa thạch" không gian.
Các nhà khoa học đang kì vọng sẽ tìm ra "hoá thạch" liên quan đến vụ nổ Big Bang trong không gian.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Swinburne ở Melbourne, Australia đã sử dụng Đài thiên văn W. M. Keck, nơi có hai trong số các kính viễn vọng mạnh nhất thế giới, để thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ học trong không gian.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một "đám mây khí nguyên sơ" trong vũ trụ.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một "đám mây khí nguyên sơ" trong vũ trụ. Đó có thể là một "di tích hóa thạch" của vụ nổ Big Bang.
Trong vòng đời của một ngôi sao, nó có thể phát nổ, trở thành siêu tân tinh. Vụ nổ lớn này thường bắn ra rất nhiều nguyên tố kim loại khác nhau.
Trong hơn 13,7 tỷ năm, rất nhiều ngôi sao đã phát nổ. Nhìn chung khi các nhà khoa học nghiên cứu không gian, họ thường thấy những đám mây khí.
Việc nghiên cứu những đám mây khí cho phép các nhà khoa học thu thập cái nhìn sâu sắc về một số sự kiện sớm nhất trong vũ trụ.
Giáo sư Michael Murphy, một trong những nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu cho biết: "Cảm hứng của chúng tôi thực sự là tìm thấy "hoá thạch" của những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ".
Những đám mây khí là "hoá thạch" của những ngôi sao đầu tiên sẽ "gần như nguyên sơ". Do đó vẫn còn dấu vết của những nguyên tố kim loại nặng bên trong chúng.
Trước phát hiện mới nhất này, chỉ có hai đám mây khí tương tự đã được phát hiện - và những khám phá đó chủ yếu là tình cờ.
Năm 2016, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra đám mây khí "gần như nguyên sơ" sử dụng dữ liệu từ Kính thiên văn rất lớn ở Chile.