Thiên thạch bị thiêu cháy thắp sáng bầu trời Brazil

  •  
  • 569

Máy quay được lắp đặt bởi Carlos Fernando Jung, nhà khoa học tại tổ chức Brazilian Meteor Observation Network, ghi lại khoảnh khắc thiên thạch xuất hiện sáng sớm hôm 12/4.

Nó lao nhanh qua khí quyển rồi bốc cháy, tạo thành quả cầu ánh sáng trên trời.
Nó lao nhanh qua khí quyển rồi bốc cháy, tạo thành quả cầu ánh sáng trên trời.

Nó lao nhanh qua khí quyển rồi bốc cháy, tạo thành quả cầu ánh sáng trên trời. Các chuyên gia ước tính, thiên thạch bốc cháy ở độ cao khoảng 36km trên Đại Tây Dương.

Thiên thạch là các mảnh vỡ trong vũ trụ, thường bắt nguồn từ các tiểu hành tinh phát nổ. Phần lớn thiên thạch trên Trái Đất đến từ Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Chúng thường có thành phần là đá, sắt và một số chất khác từ ngoài không gian.

Các nhà khoa học tìm thấy và thu thập được 5 -10 mảnh thiên thạch mỗi năm. Phần lớn thiên thạch bị thiêu rụi trong khí quyển, chỉ một số rất ít đủ lớn để gây ra hố va chạm. Mảnh thiên thạch nguyên vẹn lớn nhất từng được phát hiện có tên Boha. Nó dài 2,7m, nặng khoảng 66 tấn và nằm ở Namibia.

Cập nhật: 17/04/2019 Theo VnExpress
  • 569