Trồng lúa khô giàu chất dinh dưỡng thay lúa nước

  •  
  • 2.018

Một phương pháp trồng lúa mới giúp tiết kiệm được hàng tỷ mét khối nước mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực vừa được thử nghiệm thành công. Đó là những cây mạ giàu chất dinh dưỡng và khô thay vì những cây mạ nước.

Các chuyên gia của WWF đã tiến hành nghiên cứu phương pháp mới này tại Ấn Độ - quốc gia đang phải đối mặt với khủng hoảng thiếu nước trầm trọng và cũng là khu vực trồng lúa lớn nhất thế giới. Kết quả cho thấy "Hệ thống Tăng sản Lúa" cho phép giúp tăng sản lượng lúa từ 3 tấn/ha lên đến 4 hoặc 5 tấn/ ha trong khi chỉ sử dụng một lượng nước ít hơn 40% so với các phương pháp truyền thống.

Phương pháp mới dựa vào những nguyên tắc khác hẳn so với cách trồng lúa hiện nay. Đó là phát triển các cây mạ giàu chất dinh dưỡng và khô thay vì những cây mạ nước; đảm bảo khoảng cách rộng hơn khi gieo mạ, ưu tiên phân ủ hoặc phân chuồng trại hơn là chất bón nhân tạo; và quản lý nước tối ưu để tránh rễ lúa bị sũng nước.

Theo báo cáo của WWF, những nước sản xuất gạo lớn như Ấn Độ, Trung Quốc nên chuyển ít nhất 25% lượng lúa trồng hiện nay sang hệ thống mới vào năm 2025.

"Hệ thống Tăng sản Lúa" cho phép giúp tăng sản lượng lúa từ 3tấn/ha lên đến 4-5tấn/ha trong khi tiết kiệm được 40% lượng nước so với các phương pháp truyền thống. (Ảnh: ciifad.cornell.edu)

Điều này cho phép không chỉ giảm được sự tiêu thụ nước đáng kể mà còn giúp đảm bảo an ninh lương thực. Hơn nữa, nó cũng sẽ làm giảm một lượng lớn khí metan bởi các cánh đồng "Hệ thống Tăng sản Lúa" không bốc khí metan như trong hệ thống trồng lúa hiện hành.

Ví dụ, nếu phương pháp này được áp dụng cho 20 triệu ha trồng lúa tại Ấn Độ, nước này sẽ đạt mục tiêu sản xuất được 220 tấn lúa vào năm 2012 thay vì năm 2050 như dự kiến.

Mặc dù chưa đến 6% sản lượng gạo được buôn bán trên thế giới, nhu cầu dành cho các cây cần nước như lúa sẽ tăng 38% vào năm 2040. Điều này đồng thời cũng làm trầm trọng hơn sự khủng hoảng về nước. Việc tiết kiệm nước sẽ giúp xoa dịu được các xung đột về nước tại nhiều quốc gia, đặc biệt các vùng đói nghèo hẻo lánh, luôn khan hiếm nước.

Đã có 1,2 tỷ người không được tiếp cận tới nước sạch và hợp vệ sinh. WWF đang tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững cho cây bông, đường và gạo. Đây là những loại cây trồng thuộc nhóm được tiêu thụ nhiều nhất nhưng nếu áp dụng các kỹ thuật khác nhau có thể đem lại sản lượng cao và tiết kiệm nước.

Hương Cát

Theo Vietnamnet
  • 2.018