Vết cắt bí ẩn chia đôi khối đá hơn 10.000 tuổi ở Arab Saudi

  •   3,38
  • 13.564

Khối đá Al Naslaa bị chia đôi bởi một đường cắt từ hàng nghìn năm trước, chuẩn xác như áp dụng máy móc công nghệ cao.

Ốc đảo Tayma của Ả Rập Xê Út là nơi chứa đựng một bí ẩn địa chất 4.000 năm tuổi - một khối đá kỳ lạ tách ra ở giữa một cách hoàn hảo với độ chính xác không thể ngờ.

Tảng đá Al Naslaa nổi tiếng thế giới được tạo thành từ hai tảng đá sa thạch lớn được nâng đỡ bởi bệ tự nhiên có vẻ quá nhỏ so với mục đích của nó. Nhưng điều thực sự thu hút sự chú ý của mọi người là sự phân tách hoàn hảo giữa hai tảng đá, dường như được thực hiện bằng một chùm tia laze cực mạnh.

Khối đá Al Naslaa
Thế giới có nhiều điểm đến kỳ lạ gợi sự tò mò của khách du lịch và các nhà nghiên cứu. Một trong số đó là khối đá Al Naslaa nằm ở ốc đảo Tayma, Arab Saudi, với đường cắt được cho là hoàn hảo như sử dụng kỹ thuật laser hiện đại chia đôi khối đá và những hình vẽ bí ẩn trên bề mặt. (Ảnh: Unusual Place).

Khối đá được phát hiện vào năm 1883 bởi Charles Huver
Kể từ khi khối đá nặng hàng trăm tấn được phát hiện vào năm 1883 bởi Charles Huver, đến nay vẫn chưa ai giải thích được nguồn gốc của vết cắt hay nó có từ bao giờ và liệu đây có phải một hiện tượng tự nhiên hay không. (Ảnh: Ancient-code).

Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7m
Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7m, đứng cân bằng trên một tảng đá nhỏ hơn phía dưới. Nhiều người suy đoán rằng cấu trúc này khiến các rung động từ mặt đất bị triệt tiêu, giúp tảng đá đứng vững qua hàng nghìn năm. (Ảnh: Pinterest).

Hiện chưa ai hiểu rõ ý nghĩa của những hình vẽ và ký tự bí ẩn trên bề mặt khối đá.
Hiện chưa ai hiểu rõ ý nghĩa của những hình vẽ và ký tự bí ẩn trên bề mặt khối đá. Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về ốc đảo Tayma có từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên. Các hình khắc và chữ tượng hình tại đây có thể nói đến việc Tayma là một phần của tuyến đường bộ quan trọng nối bờ Biển Đỏ của bán đảo Arab và thung lũng sông Nile. (Ảnh: Indocropcircles).

Mặt sau của khối đá Al Naslaa không phẳng như phía trước.
Mặt sau của khối đá Al Naslaa không phẳng như phía trước. Ước tính nó có niên đại tới 10.000 năm tuổi. Hiện có hai luồng ý kiến cho sự hình thành của khối đá Al Naslaa. Một số người cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên, những rung động trong lòng đất làm nứt đôi khối đá. Các ý kiến khác cho rằng đây là tác phẩm của một nền văn minh đã biến mất với trình độ kỹ thuật cao. Dù chưa có câu trả lời thoả đáng, khối đá này vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với vùng Tayma hàng năm. (Ảnh: Pinterest).

Có vài giả thuyết xung quanh đường cắt ngay chính giữa tảng đá Al Naslaa. Một giả thuyết trong số đó cho rằng tảng đá nằm bên trên đường đứt gãy và ban đầu đường cắt được tạo ra do mặt đất bên dưới tảng đá dịch chuyển, khiến nó tách đôi ở điểm yếu nhất. Vết nứt sinh ra từ hoạt động này sau đó trở thành một dạng "đường hầm" cho gió cát sa mạc quét qua bề mặt. Khi những hạt cát bay qua khe hở trong hàng nghìn năm, chúng có thể mài mòn vết nứt không bằng phẳng, dẫn tới bề mặt trơn nhẵn tuyệt đối.

Giới nghiên cứu không loại trừ khả năng vết nứt là một thớ nứt, nghĩa là chỗ vỡ hình thành tự nhiên trong đá mà không phải do xê dịch. Kiểu rạn nứt này phân tách những tảng đá và có thể thẳng khác thường như trường hợp của Al Naslaa.

Một giả thuyết khác là phong hóa theo chu kỳ kết đông - tan chảy tạo ra vết nứt khi nước ở thời kỳ cổ đại thấm vào vết nứt nhỏ ở tảng đá sa thạch lúc đó còn liền nhau. Phần nước này sau đó có thể đóng băng khiến vết nứt càng nghiêm trọng. Sau khi thời kỳ lạnh giá kết thúc, băng ở vết nứt rã đông và tan chảy, để lại khe hở theo đường thẳng hoàn hảo chia đôi tảng đá.

Có những người khác lại tin rằng Al được hình thành từ một núi lửa chứa một số khoáng chất yếu hơn đã đóng rắn ở đó trước khi mọi thứ được khai quật.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Al Naslaa là tác phẩm của một nền văn minh cổ đại tiên tiến hoặc của người ngoài hành tinh. Bởi, trong khi cả hai giả thuyết này đều có vẻ khó xảy ra, thì rất nhiều người tin rằng sự phân chia theo chiều dọc có vẻ quá hoàn hảo để trở thành hiện thực.

Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021.
Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. (Ảnh: Wikimedia).

Về phần bệ mà tảng đá nằm bên trên, chúng khá phổ biến ở vùng sa mạc, đôi khi được gọi là đá nấm dựa theo hình dáng. Chúng thường là kết quả từ quá trình phong hóa do gió thổi nhanh hơn ở gần mặt đất, mài mòn đá nhiều hơn tại đó, hoặc hoạt động băng hà do đá dịch chuyển để nằm cân bằng trên khối đá khác.

Do bản chất của đá sa thạch, tảng đá Al Naslaa không quá cứng chắc, do đó bị ảnh hưởng bởi phong hóa và tác động từ con người. Có thể nền văn minh cổ đại đã tạo ra khối điêu khắc đá kỳ lạ như một mốc địa lý, khu vực có ý nghĩa tôn giáo hoặc ví dụ về nghệ thuật sơ khai.

Cập nhật: 18/12/2023 Theo VnExpress/GDTĐ
  • 3,38
  • 13.564