14 chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ nhất

Các hội chứng tâm thần kỳ lạ nhất thế giới
  •  
  • 9.005

Tâm thần là một trong những lĩnh vực "khó nhằn" và ít được khai phá nhất của y học. Một bác sĩ tâm thần có thể không bao giờ biết chắc những gì trong đầu bệnh nhân. Có rất nhiều loại bệnh, chứng lệch lạc và rối loạn khác nhau trong căn bệnh này. Dưới đây là những chứng đáng quan tâm nhất.

1. Hội chứng Stendhal

Hội chứng Stendhal

Một số người khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật có thể gặp ảo giác, hoa mắt chóng mặt, lo lắng và tim đập nhanh. Triệu chứng này càng trầm trọng nếu họ có dịp chiêm ngưỡng kiệt tác được đánh giá là "vô cùng ấn tượng".

2. Hội chứng cánh tay lạ

Đây là một rối loạn thần kinh khiến cho tay của người bệnh dường như tồn tại một cách độc lập với cơ thể. Đôi khi người bệnh không ý thức được bàn tay đang làm gì, cho đến khi nó thu hút sự chú ý của anh (hay chị) ta. Bàn tay lạ có thể tạo ra những hành vi phức tạp như phá hỏng các nút bấm hoặc cởi quần áo.

3. Hội chứng giọng nói lạ

Hội chứng khiến cho người ta nói thứ ngôn ngữ bản địa theo cách như thể người nước ngoài đang nói. Chẳng hạn, một người bản địa châu Mỹ có thể nói bằng giọng mang ngữ âm kiểu Pháp. Hội chứng này thường xuất hiện sau một chấn thương não nghiêm trọng, chẳng hạn cơn đột quỵ.

4. Hội chứng Capgras (ảo giác gấp đôi)

Hội chứng Capgras (ảo giác gấp đôi)

Đây là một rối loạn hiếm gặp, ở đó người bệnh có ảo tưởng rằng một người có liên hệ mật thiết với mình, chẳng hạn một thành viên trong gia đình, bị thay thế bởi một kẻ mạo danh giống hệt.

5. Nỗi sợ con số 13 (Triskaidekaphobia)

Adolf Hitler là một người như vậy. Nỗi sợ hãi đặc biệt thứ sáu ngày 13 được gọi là paraskavedekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Nỗi sợ số 4 ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được gọi là Tetraphobia.

6. Hội chứng Paris

Hội chứng Paris

Hội chứng Paris là căn bệnh kỳ lạ mà du khách Nhật Bản mắc phải khi đến thủ đô hoa lệ này. Họ thường suy sụp tinh thần sau khi đi du lịch đến một nơi xa xôi hay thành phố nổi tiếng, đặc biệt là Paris.

Họ có thể trải qua ảo ảnh, ảo giác, hoang tưởng và nhiều triệu chứng tâm thể khác. Mỗi năm, có khoảng 20 khách du lịch người Nhật Bản được cho là phải nhập viện vì lý do trên. Vài người cho rằng chính sốc văn hóa là nguyên nhân của hiện tượng này, vì người Nhật thường đặc biệt lý tưởng hóa hình ảnh Paris.

75. Làm việc quá nhiều (Bigorexia)

Bigorexia hay Muscle dysmorphia là dạng rối loạn mà ở đó một người bị ám ảnh rằng anh ta không đủ vạm vỡ. Hội chứng này có thể khiến bệnh nhân:

  • Liên tục soi lại mình trong gương
  • Đau khổ vì bỏ qua một bài tập thể dục
  • Sẵn sàng uống những loại thuốc nguy hiểm
  • Bỏ bê công việc/ bạn bè/ gia đình chỉ để luyện tập

8. Sưu tầm quá nhiều sách (Bibliomania)

Hội chứng này là một rối loạn ám ảnh ép buộc, liên quan đến việc thu thập sách để chỉ ra nơi nào mà các mối quan hệ xã hội hoặc sức khỏe đang xuống cấp. Việc mua rất nhiều bản sao của cùng một cuốn sách, nhà xuất bản và tích lũy chúng ngoài khả năng sử dụng hoặc đọc thường là triệu chứng của Bibliomania.

9. Hội chứng đầu nổ tung

Nó khiến cho bệnh nhân thường xuyên trải nghiệm những tiếng ồn kinh khủng như thể nó phát ra ở trong đầu anh (chị) ta, thường được mô tả như một vụ nổ hoặc tiếng gầm rú. Điều này thường xuyên xảy ra trong 1-2 giờ khi rơi vào giấc ngủ, nhưng không phải là kết quả của một giấc mơ.

10. Hội chứng yêu tội phạm

Hội chứng yêu tội phạm

Còn gọi là Hybristophilia, hội chứng này thường xảy ra đối với phụ nữ nhiều hơn nam giới, đây là hội chứng xảy ra khi một người bị “đánh thức” bởi hành vi bạo lực và tội ác, khiến họ chỉ muốn trải qua mối quan hệ lãng mạn với kẻ tội phạm.

11. Trichotillomania

Là một rối loạn kiểm soát bốc đồng, được đặc trưng bởi việc lặp lại những thôi thúc nhổ tóc trên đầu, nhổ râu, lông mũi, lông mu, lông mày hoặc các loại lông khác trên cơ thể. Hội chứng này có thể có họ hàng xa với chứng rối loạn ám ảnh ép buộc.

12. Sợ đàn ông (Androphobia)

Androphobia là nỗi sợ đàn ông dai dẳng và bất thường. Người bệnh cảm thấy lo lắng ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào. Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó, như một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ.

13. Giả ốm để được quan tâm (Munchausen syndrome)

Ở hội chứng này, người bệnh giả đò, thổi phồng, hoặc tạo ra các triệu chứng ốm để thu hút sự cảm thông, chú ý và an ủi của bác sĩ.

14. Hội chứng Synaesthesia

Hội chứng Synaesthesia

Còn gọi là hiện tượng cảm giác đi kèm, những người mắc phải tin rằng, họ có thể ngửi được mùi của lời nói, nhìn thấy âm nhạc hay hình hài của hương vị.

Cập nhật: 05/06/2019 Theo Pravda, VnExpress, Dân Viêt
  • 9.005