10 cử chỉ bình thường ở quốc gia này nhưng đến đất nước khác lại có thể khiến bạn vào tù

  •   3,54
  • 4.375

Khi ra nước ngoài, khác biệt về ngôn ngữ là một rào cản không nhỏ. Bạn sẽ phải vận dụng mọi thứ mình có, từ kiến thức về ngoại ngữ cũng như ngôn ngữ cơ thể để giúp người bản xứ hiểu được bạn đang muốn gì.

Tuy nhiên, câu chuyện về ngôn ngữ cơ thể cũng là một rắc rối không nhỏ, nhất là các dấu hiệu bằng tay. Cùng một dấu hiệu cử chỉ, ở quốc gia này được chấp nhận, nhưng đất nước kia lại mang nghĩa khác hẳn, thậm chí còn khiến bạn nhận về những ánh nhìn miệt thị từ người bản xứ nữa cơ. 

1. Ký hiệu "OK"

Ký hiệu "OK"

Mỹ, các nước phương Tây và một số nước châu Á: Ký hiệu này được gọi là "OK" - thay cho từ đồng ý.

Nhật Bản: Tiền!  

Brazil: Cử chỉ thô tục. Khi tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Brazil, ông đã đưa ra cử chỉ này trước đám đông và nhận lại những tiếng hô phẫn nộ của người địa phương.

2. Kẹp ngón cái vào giữa 2 ngón

Kẹp ngón cái vào giữa 2 ngón

Mỹ: Ký hiệu vô hại với ý nghĩa gắn liền với trò "I've Got Your Nose", ám chỉ việc đã trộm được... chiếc mũi trên mặt ai đó.

Thổ Nhĩ Kỳ: Ký hiệu thô tục tương tự với việc giơ "ngón tay thối" (ngón giữa), thể hiện sự phản đối hoặc từ chối yêu cầu của người khác.

Brazil: Chúc may mắn, thoát khỏi ánh mắt của quỷ dữ.

Indonesia: Ký hiệu gây hấn, thô tục.

3. Chữ V

Chữ V

Mỹ: Hòa bình, hoặc chiến thắng (victory).

Các nước Đông Á (Nhật, Hàn, Thái Lan): Không có ý nghĩa gì, chỉ là cử chỉ thường gặp khi chụp hình.

Anh, Úc, Nam Phi, New Zealand, Ireland: Nếu chữ V được thực hiện với mu bàn tay hướng vào người đối diện, đó là ký hiệu mang tính xúc phạm.

4. Chữ L

Chữ L

Mỹ và nhiều nước phương Tây: Loser - nghĩa là kẻ thua cuộc.

Trung Quốc: Số 8 - con số may mắn đối với văn hóa Trung Hoa. 

5. Giơ ngón cái

Giơ ngón cái

Mỹ: Ký hiệu bắt nguồn từ văn hóa quốc gia này, có nghĩa là "tốt". Ngoài ra nó còn được dùng dành cho người muốn đi nhờ xe.

Iraq, Iran: Cử chỉ rất thô tục, không khác gì chửi vào mặt.

6. Vẫy ngón tay

Vẫy ngón tay

Mỹ, Ecuador, và một số nước phương Tây: Ký hiệu có nghĩa "Lại đây", và được dùng trong các trường hợp muốn quyến rũ ai đó. 

Philippines: Chỉ dùng khi gọi... chó. Nếu dùng lên người, đó là hành vi xúc phạm và bạn có thể bị bắt vì điều đó.

7. Giơ tay ngăn lại

Giơ tay ngăn lại

Nhiều quốc gia: "Dừng lại!"

Mỹ: "Dừng lại", hoặc mang nghĩa công kích: "Nói với tay tao này."

Hy Lạp, Sindh (Pakistan): Ký hiệu này được gọi là " moutza " hoặc "mountza", và mang ý nghĩa xúc phạm. 

Malaysia: Dùng thay lời chào, để gọi phục vụ, hoặc thậm chí để cảm ơn tài xế.

8. Ký hiệu "cứa cổ"

Ký hiệu "cứa cổ"

Mỹ: Ký hiệu có nghĩa "Mày chết rồi", mang tính chất đe dọa nhưng không chỉ liên quan đến tính mạng mà còn dùng trong công việc.

Nhật Bản: Bằng với "Bị sa thải". Cử chỉ này là do trong tiếng Nhật, từ "kubi" - nghĩa là bị đuổi việc phát âm giống với từ "kubi" mang nghĩa cổ họng.

9. Nhăn mũi, phẩy tay

Nhăn mũi, phẩy tay

Đa số các quốc gia: có mùi khó ngửi

Nhật: Đơn giản là "Không", hoặc "Không thể", thậm chí là dùng trong tình huống lịch sự thay cho câu "Không, cảm ơn nhé."

10. Bắt chéo ngón tay

Bắt chéo ngón tay

Mỹ, châu Âu...: Chúc may mắn

Việt Nam và một vài nước châu Á: cử chỉ thô tục, mô phỏng lại bộ phận sinh dục nữ, được hiểu ngang ngửa với "ngón tay thối".

Cập nhật: 11/07/2019 Theo helino
  • 3,54
  • 4.375