10 điều ngốc nghếch vẫn thấy ở dân IT thông minh

  •  
  • 223

Họ thờ ơ trước công nghệ mới nổi, không chịu đọc tin tức và bình luận về ngành trên báo hay blog, vẫn để thông tin nhạy cảm hớ hênh trong laptop và các thiết bị lưu trữ nhỏ gọn.

Thờ ơ với các công nghệ mới nổi

Enterprise 2.0 à? Phần mềm như là một dịch vụ (SaS) à? Hừm, chúng tôi chỉ làm việc tốt với các công nghệ đã dùng lâu năm thôi. Không, cảm ơn!

Lơ là việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp

Đồng nghiệp trong ê-kip của chúng tôi chẳng thể bỏ đi đâu vì thị trường nhân lực đang ảm đạm lắm.

Để ngân quỹ phát triển IT tách biệt với cơ sở hạ tầng

Lượng điện năng tiêu thụ của máy chủ so với nhiều thiết bị khác trong công ty không nhiều. Người ta có thể áp dụng công nghệ tiết kiệm điện cho toàn bộ hệ thống.

Nhìn vấn đề bảo mật đơn thuần dưới góc độ kỹ thuật

"File quan trọng của bạn có thể chứa mã nguy hiểm. Để kiểm tra điều này, hãy sao chép nó ra một ổ USB cùng với tên, mật khẩu và mail cho chúng tôi...". Người sử dụng chắc chắn biết rằng họ không nên tải dữ liệu gì nhạy cảm vào ổ lưu trữ nhỏ gọn như USB vì rất dễ mất. Hơn nữa, chẳng ai dại dột gửi thông tin đó đến e-mail lạ.

Không khóa máy tính xách tay bằng nhiều lớp bảo vệ

Các trường hợp mất dữ liệu quan trọng phần lớn là do tính bất cẩn và quá vội vã đi làm việc khác. Thói quen sao tập tin về công việc vào các USB, thẻ nhớ, máy nghe nhạc dung lượng lớn... cũng làm rò rỉ nhiều thông tin quan trọng.

Phá vỡ nguyên tắc đối với người dùng ở xa

Dù tuyển nhân viên làm việc ở những nơi xa xôi khác nhau, công ty vẫn phải đảm bảo các lớp an ninh mạng để họ không lợi dụng sự ưu ái.

Đợi chờ các hãng IT đối tác xếp lịch nâng cấp

Chính bạn mới là người biết lúc nào cần nâng cấp hệ thống và ứng dụng để phù hợp với nhu cầu công việc.

Không dành thời gian đọc tin tức về ngành và bỏ qua các blog có "sức nặng" trong lĩnh vực IT

Nếu nói rằng bạn không có thời gian thì ai cũng thế cả. Điều quan trọng là hãy tạo lập thói quen săn đọc thông tin dù bạn đang ở đâu.

Chỉ để phòng IT đánh giá về tiềm năng của công nghệ mới

Nếu bộ phận này phải tự nghiên cứu hoạt động của các phòng ban để quyết định mọi thứ liên quan đến IT thì họ sẽ rất mệt và thiếu hiệu quả. Hãy để các phòng ban khác luôn được cập nhật kiến thức IT, thường xuyên gửi phản hồi về nhu cầu sử dụng phần mềm và hệ thống một cách chi tiết.

Lơ đãng kế hoạch đối phó với thảm họa của hệ thống IT

Dù chưa gặp biến cố gì, bạn vẫn phải xây dựng kế hoạch đề phòng tai họa xảy ra: lưu dữ liệu ở dịch vụ nào hay dưới hình thức nào, mua dụng cụ cứu hộ gì, tránh chập điện ở các máy tính ra sao...

Theo eWeek, VnExpress
  • 223