12 điều thú vị về làn da con người

  •   3,17
  • 15.422

Làn da là một bộ phận rất quan trọng trên cơ thể con người. Bạn có thể không thấy không thấy làn da của mình đang làm việc, nhưng thực chất nó thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng trong việc bảo vệ sự sống cho con người.

Những thông tin thú vị xoay quanh làn da dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về bộ phận đặc biệt này.

1. Cơ quan lớn nhất

Da có thể coi như một cơ quan của con người, và nó chiếm tới 12-15% thể trọng của một người khỏe mạnh. Mỗi người có tới 300 triệu tế bào da.

Da thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong việc bảo vệ sự sống của con người
Da thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong việc bảo vệ sự sống của con người

2. Có hai loại da chính

Hai loại da này được gọi với tên gọi là "da không lông" hay còn gọi là "da nhẵn" trong khi loại da thứ hai gọi là "da có lông".

3. Trọng lượng của làn da người

Diện tích da của mỗi người vào khoảng gần 2 mét vuông. Một người trưởng thành thường có làn da nặng khoảng 4kg và chứa hơn 17,7km mạch máu đi xuyên suốt cơ thể.

Thực ra, làn da mỏng manh chúng ta vẫn nhìn thấy mới chỉ là lớp biểu bì thôi, còn ẩn dưới đó là một bộ máy "khủng" hơn nhiều.

Phía bên dưới là lớp hạ bì – là một lớp dày và bao gồm rất nhiều mao mạch máu, các tuyến mồ hôi và các nang lông. Cộng lại, chúng ta có một hệ thống làm việc cực kỳ tinh xảo.

Độ dày của lớp biểu bì trên cơ thể cũng khác nhau, ở mí mắt, nó là 0,05mm, nhưng ở gan bàn chân, nó dày 1,5mm cơ.

4. Mồ hôi

Làn da thải ra 11,3 lít mồ hôi mỗi ngày vào những ngày thời tiết nóng nực. Các bộ phận không bị đổ mồ hôi là phần da dưới móng tay móng chân, viền môi, lớp da bao phủ dương vật.

Làn da của con người luôn thoái hóa, tạo thành lớp da chết.
Làn da của con người luôn thoái hóa, tạo thành lớp da chết.

5. Mùi cơ thể

Mùi cơ thể xuất phát từ một dạng biến đổi của mồ hôi - đó là một dạng chất bã nhờn được tạo thành bởi các tuyến mồ hôi tập trung hầu hết ở khu vực nách, bộ phận sinh dục và hậu môn. Bản chất mồ hôi không giống như tên gọi cho tới khi nó bị các vi khuẩn kí sinh trên da tác động và đồng hóa những hợp chất béo và tạo ra mùi khó chịu.

6. Làn da thải trừ tế bào liên tục

Tầng phía trên của da bạn (stratum corneum) được cấu thành bởi nhiều tế bào, và chúng luôn thoái hóa, tạo thành lớp da chết. Làn da của con người thải bỏ đi từ 30.000 - 40.000 tế bào da chết mỗi phút vào ban ngày. Hàng năm một người thải ra tới 4kg da chết.

7. Số lượng lớn tế bào da

Con người có 300 triệu tế bào da, tương ứng với hơn 15.000 tế bào da/1 centimet vuông của cơ thể. Các xung điện di chuyển trong những tế bào da với tốc độ trên 400km/h.

Cấu tạo của da
Cấu tạo của da

8. Chức năng chính của làn da

Đó chính là kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tạo ra vitamin D và bảo vệ toàn bộ cơ thể.

9. Làn da là nguyên nhân của bụi bẩn trong nhà

Ít ai biết rằng, một số lượng lớn bụi bẩn trong nhà bạn là do các lớp da chết của bạn tạo ra. Có thể hiểu rằng, các tế bào chết đi tới 30.000 - 40.000/phút và cứ như vậy trong suốt 24 giờ và thậm chí là quanh năm sẽ tạo nên một số lượng bụi bẩn rất lớn.

10. Lớp da trên môi

Trên cơ thể người, môi và ngón tay là những bộ phận nhạy cảm nhất. Thế nhưng lớp da trên môi có độ nhạy cao hơn tới 200 lần so với lớp da ở ngón tay. Đây là lý do những nụ hôn đem lại cảm xúc rất mạnh cho bạn.

11. Da có chức năng không thấm nước

Một bí mật thú vị về làn da là chúng không hề thẩm thấu nước. Đây là nguyên nhân khi bạn bơi lôi hoặc thư giãn ngâm cơ thể vào trong môi trường nước mà chẳng hề lo lắng nước có khả năng thấm vào cơ thể của chúng ta.

12. Làn da cũng biết kêu cứu khi có những tổn thương

Làn da cũng biết kêu cứu khi có những tổn thương
Da bị sạm đen, rám nắng khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.

Nằm sâu trong da là những tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocytes) tạo ra hắc tố (melanin). Việc tiếp xúc với ánh mặt trời khiến chúng sản xuất càng nhiều để bảo vệ da bạn khỏi tia UV. Đó cũng là lí do da bạn trở nên sạm đen, rám nắng khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời ban ngày.

Nhìn qua, tưởng chừng như bình thường, nhưng thực chất khi chịu nhiều tổn thương, làn da cũng sẽ có những cơ chế kêu cứu riêng, mà nếu không thấu hiểu được bạn sẽ vô tình bỏ qua. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí của Hội Y học Mỹ: "Rám nắng là dấu hiệu cho thấy rằng làn da đã bị hư tổn. Và làn da ấy có thể tiếp tục bị hư tổn hơn nữa nếu tiếp xúc với các tia UV.”

Kích ứng, nổi mẩn đỏ khi dùng mỹ phẩm, rám nắng… chính là những dấu hiệu ban đầu cho thấy làn da đang “kêu cứu” trước những thay đổi đột ngột khiến làn da bị tổn thương. Khi ấy, bạn cần lưu ý có những giải pháp để khắc phục để tránh tình trạng bất lợi ngoài ý muốn.

Làn da nhìn tưởng bình thường, nhưng thực ra đã chịu tổn thương nghiêm trọng.

Cập nhật: 15/04/2020 Tổng Hợp
  • 3,17
  • 15.422