11 sự kiện lịch sử nổi tiếng tưởng là có thật nhưng thực chất chỉ là hư cấu

  •   4,48
  • 5.635

Cho đến khi ai đó sáng chế ra máy du hành thời gian thì đa phần lịch sử sẽ vẫn là bí ẩn đối với chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta không biết hết được tất cả thì vẫn còn hàng đống lời đồn điên rồ khiến chúng ta tò mò cái gì đã diễn ra sau đó.

Độ giật gân của những lời đồn càng khiến những câu chuyện lịch sử trở nên hấp dẫn hơn và đó là lý do vì sao chúng ta không cần thiết phải tin vào tất cả những điều chúng ta được nghe kể. Trang Bright Side đã tiết lộ một vài sự kiện nổi bật trong quá khứ tưởng là có thật nhưng thực chất chỉ là "chém" thêm cho hấp dẫn.

1. Người Vikings không cố tình tráo đổi tên của đảo Greenland với Iceland

Đảo đầy băng thì tên là xanh tốt còn ngược lại đảo xanh tốt thì lại tên là băng.
Đảo đầy băng thì tên là xanh tốt còn ngược lại đảo xanh tốt thì lại tên là băng.

Lời đồn: Người Vikings đã cố tình tráo đổi tên của Iceland với đảo Greenland để "lừa tình" các tộc người khác đến với đảo Greenland đầy băng tuyết. Điều này giúp họ giữ cho Iceland tránh xa được sự nhòm ngó của những kẻ xâm lăng.

Sự thật: Iceland là tên của con gái của một người Vikings ở Thụy Điển. Cô gái đã bị chết đuối trên đường đến Iceland. Còn Greenland có tên gọi như vậy là do nhà thám hiểm Erik Thorvaldsson hay Erik Đỏ đặt cho, người đàn ông này đã bị trục xuất khỏi Iceland. Sau đó ông chèo thuyền đến Greenland và xây dựng đế chế mới của mình ở đó. Ông đặt tên là Greenland với mục đích thu hút thêm nhiều người di cư đến hòn đảo băng này.

2. Con ngựa thành Troy là chuyện hư cấu

Truyền thuyết ngựa gỗ thành Troy nổi tiếng.
Truyền thuyết ngựa gỗ thành Troy nổi tiếng.

Lời đồn: Sau 10 năm vây hãm thành Troy, quân Hy Lạp vẫn không thể chiếm được thành phố này. Họ đã cho đóng một con ngựa gỗ khổng lồ rồi cho quân đội nấp bên trong, sau đó giả vờ bỏ con ngựa lại và rút lui. Dân thành Troy coi con ngựa là chiến lợi phẩm nên đã kéo nó vào thành của họ. Nửa đêm, những quân lính ở bên trong con ngựa đã thoát ra ngoài và mở cổng thành, quân Hy Lạp tiến vào quét sạch cả thành phố.

Sự thật: Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy thành Troy đã bị đốt cháy và con ngựa gỗ thực chất chỉ là một truyền thuyết xuất hiện trong sử thi của Odyssey.

3. Con bò không phải là thủ phạm gây ra vụ Đại hỏa hoạn ở Chicago năm 1871

Câu chuyện con bò gây ra Đại hỏa hoạn Chicago thực chất chỉ là bịa đặt.
Câu chuyện con bò gây ra Đại hỏa hoạn Chicago thực chất chỉ là bịa đặt.

Lời đồn: Vụ Đại hỏa hoạn ở Chicago kéo dài từ ngày Chủ nhật 08 tháng 10 năm 1871 đến sáng ngày thứ Ba 10 tháng 10 năm 1871. Sự kiện hỏa hoạn này đã làm chết 300 người, phá hủy toàn bộ trong khoảng 3,3 dặm vuông diện tích thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ và khiến hơn 100.000 người lâm vào cảnh mất nhà cửa. Người ta đã đồn đoán rằng nguyên nhân hỏa hoạn là do một con bò đã húc đổ cây đèn lồng trong lúc một người phụ nữ tên là Catherine O'Leary đang vắt sữa cho nó.

Sự thật: Catherine O'Leary đã khai rằng cô không vắt sữa cho bò trong khoảng thời gian đó, khi ngọn lửa bùng lên thì cô đang ngủ. Sau đó, một vài phóng viên đã thừa nhận họ đã bịa ra câu chuyện về con bò.

4. 300 chiến binh Spartan không chỉ có một mình trong trận đánh Thermopylae

Những chiến binh Spartan còn đông hơn con số 300.
Những chiến binh Spartan còn đông hơn con số 300.

Lời đồn: 300 chiến binh Spartan đã cố thủ ở Thermopylae trước sự xâm lăng của quân đội Ba Tư trong 3 ngày.

Sự thật: Không chỉ có 300 chiến binh Spartan bảo vệ thành phố, họ còn được hỗ trợ bởi ít nhất là 4000 người từ quân đội đồng minh. Tuy có cơ hội tốt hơn để giành chiến thắng nhưng rốt cuộc người Hy Lạp vẫn thất thủ trước quân đội Ba Tư hùng mạnh.

5. Người ta không nhảy lầu tự tử sau khi Thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ vào năm 1929

Nhiều người đã khuynh gia bại sản sau sự kiện đó.
Nhiều người đã khuynh gia bại sản sau sự kiện đó.

Lời đồn: Sự kiện Thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ năm 1929 đã gây ra một làn sóng tự tử hàng loạt của những nhà đầu tư khi họ bị mất rất nhiều tiền.

Sự thật: Ngày 29 tháng 10 năm 1929, được biết đến trong lịch sử là ngày thứ 3 đen tối - ngày mà các nhà đầu tư ở phố Wall đã giao dịch khoảng 16 triệu cổ phiếu, và 30 triệu đô la Mỹ đã mất tại thời điểm đó dẫn tới cả thị trường sụp đổ. Sự kiện này đã bắt đầu cho thời kỳ Đại suy thoái. Tuy nhiên, sự việc này không gây ra tự tử hàng loạt, kể cả khi chỉ số thị trường vào tháng 10 và tháng 11 chạm đáy thấp nhất của năm 1929. Người đứng sau tin đồn này có vẻ là thủ tướng Anh Winston Churchill. Ông đã chứng kiến nhà hóa học người Đức, tiến sĩ Otto Matthies rơi từ tầng 16 của khách sạn. Nhưng sự việc này đã xảy ra trước khi phố Wall sụp đổ nên nó chẳng có chút liên quan nào.

6. Chẳng có quả táo nào rơi vào đầu Isaac Newton

Không có chuyện táo rơi vào đầu Newton đâu.
Không có chuyện táo rơi vào đầu Newton đâu.

Lời đồn: Isaac Newton đã phát minh ra thuyết Vạn vật hấp hẫn sau khi bị một quả táo rơi trúng đầu trong lúc đang ngồi đọc sách.

Sự thật: Thật ra quả táo có giúp ích cho Newton một chút nhưng không giống như đồn đại. Sau khi Newton rời trường Cambridge, ông đã trở về nhà và tiếp tục nghiên cứu đề tài mà mình đang theo đuổi ở trường đại học. Ông cho rằng trọng lực có ảnh hưởng đến khoảng cách. Khi ông chứng kiến quả táo rơi trong vườn của mẹ, ông đã nảy ra một ý tưởng và dành nhiều năm sau đó để cho ra công thức cuối cùng.

7. Cơ thể của Walt Disney không bị đông lạnh

Nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney và chú chuột Mickey.
Nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney và chú chuột Mickey.

Lời đồn: Sau khi nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới Walt Disney chết, cơ thể của ông đã được đông lạnh để chờ con người nghiên cứu ra được phương pháp có thể hồi sinh mạng sống của ông.

Sự thật: Con gái của Walt Disney đã xác nhận rằng ông được hỏa thiêu chứ không có chuyện được đông lạnh.

8. Hoàng đế Nero không phải đang chơi đàn vĩ cầm trong lúc thành Rome bị cháy

Tranh vẽ mô tả hoàng đế Nero đang chơi đàn trong lúc thành Rome phát hỏa.
Tranh vẽ mô tả hoàng đế Nero đang chơi đàn trong lúc thành Rome phát hỏa.

Lời đồn: Hoàng đế thành Rome, Nero đã thiêu cháy thành Rome và còn ngồi chơi đàn vĩ cầm trong khi thành Rome đang chìm trong biển lửa.

Sự thật: Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thật sự, nhưng đa số các nhà sử học cho rằng Nero không gây ra vụ Đại hỏa hoạn thành Rome. Ông ấy đã không ở trong thành tại thời điểm đó, khi nghe tin thành Rome bị cháy, Nero đã cho mở cửa những khu vườn của ông để cung cấp nơi trú ẩn cho những thường dân mất nhà do đám cháy gây ra.

Vẫn có một số người tin rằng chính Nero đã đốt thành Rome bởi vì ông không thích nó và muốn xây lại một cái mới. Và chúng ta chắc sẽ không biết được điều gì đã thực sự diễn ra nhưng có một điều có thể chắc chắn là Nero không chơi đàn vĩ cầm bởi vì nó còn chưa được phát minh ở thời điểm đó.

9. Phim "Chiến tranh giữa các thế giới" là hư cấu

Chương trình radio cũng đã hù dọa được không ít người.
Chương trình radio cũng đã hù dọa được không ít người.

Lời đồn: "Chiến tranh giữa các thế giới" là một chương trình được phát trên radio ở Mỹ, được chuyển thể thành phim vào năm 1938 và phát cho dịp Halloween. Nó được mô tả chân thực đến nỗi nhiều người đã thực sự hoảng sợ và tin rằng người ngoài hành tinh đang xâm lược chúng ta.

Sự thật: Kể từ khi một chương trình phổ biến khác được lên sóng cùng thời điểm đó, chương trình "Chiến tranh giữa các thế giới" bị giảm sút tỉ suất người theo dõi. Và cũng chẳng có một cuộc xâm lược nào từ ngoài không gian, không lâu sau đó đài CBS đã nói rằng những gì được phát chỉ là hư cấu.

10. Chẳng có câu chuyện tình yêu nào giữa Pocahontas và John Smith

Câu chuyện tình chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng do các nhà làm phim tạo ra.
Câu chuyện tình chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng do các nhà làm phim tạo ra.

Lời đồn: Có một tình yêu đẹp đã nảy sinh giữa cô gái thổ dân da đỏ Pocahontas và anh lính thực dân người Anh John Smith.

Sự thật: Tại thời điểm Pocahontas, tên thật là Matoaka gặp John Smith, cô mới chỉ có 11 tuổi và John lúc đó đã 27 tuổi. Chẳng có câu chuyện ngôn tình nào hết, nhưng họ đã thật sự gặp nhau khi John Smith bị bắt. Họ đã dành thời gian đó để dạy cho nhau ngôn ngữ của đối phương.

11. Einstein chưa bao giờ trượt môn toán

Albert Einstein
Không có chuyện ấy đâu nhé!

Lời đồn: Albert Einstein, nhà bác học thiên tài đã nhận được giải Nobel Vật Lý lại bị trượt môn toán thời đi học.

Sự thật: Einstein rất giỏi toán và ở tuổi 15 thì ông đã thông thạo các phép tính vi phân và tích phân. Tin đồn này xuất phát từ số điểm mà ông nhận được khi còn đang học ở Thụy Sĩ, ông đã nhận được điểm 1 và trong thang điểm từ 1 đến 6 thì 1 là số điểm cao nhất. Tuy nhiên, không lâu sau đó, hệ thống đánh giá này đã được thay đổi và điểm 6 là số điểm trở thành điểm cao nhất trong khi hồ sơ vẫn ghi Einstein có điểm 1. Chính vì điều này đã dẫn đến câu chuyện Einstein bị trượt môn toán.

Cập nhật: 09/11/2019 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,48
  • 5.635