12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 2)

  •   3,68
  • 15.922

Thời Tam Quốc phân tranh, đã chứng kiến sự xuất hiện của các anh hùng cái thế, những vị quân sư lỗi lạc và những mưu kế làm thay đổi cả bánh xe lịch sử. Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Lã Mông khéo dùng kế "Dối trời qua biển", đoạt Kinh Châu, hại Quan Vũ

Quan Vũ được Lưu Bị và Gia Cát Lượng tin tưởng giao cho trấn thủ ở Kinh Châu, cổ họng huyết mạch, nằm trên ngã ba đường giữa Ngụy, Thục và Ngô. Đại đô đốc bên phía Đông Ngô khi ấy là Lã Mông đóng quân ở bờ bên kia Trường Giang, thường xuyên nhòm ngó Kinh Châu nhưng vẫn thường lép vế trước uy vũ của Quan Vũ.

Năm 219, Quan Vũ mang đại quân đánh lên phía bắc, chinh phạt lãnh thổ Tào Tháo. Đại đô đốc Đông Ngô là Lã Mông cho đây là cơ hội tốt để thu hồi lại Kinh Châu. Tuy nhiên, Quan Vũ vẫn để lại rất nhiều quân phòng thủ hùng hậu ở đây khiến Lã Mông loay hoay chưa biết tính kế gì.

Quan Vũ đem quân đi đánh quân Nguỵ, cơ hội này rất khó có được, nên Lã Mông lập tức bày kế dành lấy Kinh Châu.
Quan Vũ đem quân đi đánh quân Nguỵ, cơ hội này rất khó có được, nên Lã Mông lập tức bày kế dành lấy Kinh Châu.

Lã Mông nghĩ ra một mẹo, bàn với Tôn Quyền đưa Lục Tốn, vốn là một thư sinh vô danh lên làm Đại đô đốc thay mình hòng làm Quan Vũ chủ quan. Lục Tốn vừa nhậm chức liền gửi thư hết mực ca ngợi Quan Vũ, lời lẽ nhún nhường, nịnh bợ. Quả nhiên Quan Vũ trúng đòn tâm lý, tỏ ra khinh thường Lục Tốn và bắt đầu rút dần quân đội từ Kinh Châu điều động lên chiến trường Phàn Thành đối phó với Tào Tháo.

Lã Mông bàn với Tôn Quyền đưa Lục Tốn, vốn là một thư sinh vô danh lên làm Đại đô đốc thay mình hòng làm Quan Vũ chủ quan.

Ngay sau khi nghe tin, Lã Mông lập tức hành động. Ông cho hóa trang thuyền chiến thành thuyền buôn, quân tinh nhuệ đều mặc áo trắng đóng giả làm thương nhân tránh bão nhằm che mắt quân đội Kinh Châu phòng thủ dày đặc bên sông. Lã Mông lại cho người mang gốm sứ, lụa là, vàng bạc đút lót cho viên tướng trấn giữ để được neo đậu ở lại bến vào lúc đêm khuya ít phòng bị nhất.

Trong khi Quan Vũ vẫn đang bị cầm chân ở Phàn Thành phía bắc, Quân của Lã Mông đã lẳng lặng men theo dọc sông Trường Giang đến tận thành Kinh Châu. Lã Mông cho một toán quân tinh nhuệ lên thành bắt sống toàn bộ lính trấn thủ. Sau đó thay đồ quân Hán vào quân mình và tiến đến Kinh Châu đòi vào thành, khi cổng thành hạ xuống cũng là lúc Kinh Châu thất thủ. Toàn bộ quân đội của Lã Mông đã vượt qua phòng tuyến tuần tra của Quan Vũ mà không hề bị phát hiện.

Lã Mông phục binh bên ngoài thành, chờ đám lính trá hàng mở được cổng thành rồi ùa vào.
Lã Mông phục binh bên ngoài thành, chờ đám lính trá hàng mở được cổng thành rồi ùa vào.

Đây chính là kế "Bạch y độ giang" (áo trắng qua sông) kinh điển đã ghi danh Lã Mông vào sử sách. Còn Quan Vũ, không thể đánh chiếm được Phàn Thành, phải lui binh về, giữa đường nghe tin Kinh Châu thất thủ, kế cùng phải chạy ra Mạch Thành. Trên đường, quân Ngô bày ổ mai phục bắt sống Quan Vũ rồi xử trảm ông.

Gia Cát Lượng dùng "thuyền cỏ mượn tên" khéo lừa Tào Tháo

Năm 208, Tào Tháo điểm 83 vạn quân tiến xuống phía nam với tham vọng thống nhất Trung Quốc. Quân nước Ngụy rất hùng mạnh, tràn đầy khí thế sau những chiến thắng liên tiếp ở miền bắc, đặc biệt là sau khi tiêu diệt 70 vạn quân Viên Thiệu. Khi tiến đến bờ sông Trường Giang, quân Tào cắm trại, huênh hoang gửi lời thách đấu tới cả Giang Đông, khi ấy đang ở dưới quyền cai trị của Tôn Quyền.

Tào Tháo xua quân xuống Giang Nam, viết thư dụ Tôn Quyền đầu hàng.
Tào Tháo xua quân xuống Giang Nam, viết thư dụ Tôn Quyền đầu hàng.

Trước áp lực ngày càng lớn của Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền buộc phải kết thành liên minh. Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị thân hành sang sông đến phối hợp tác chiến cùng Chu Du, Đại đô đốc của Đông Ngô. Tuy nhiên, các tướng Đông Ngô thường ghen tị với tài năng của Gia Cát Lượng nên nhiều lần bày kế hãm hại ông.

Một lần, họ nói rằng để đối phó với quân phương Bắc cần 10 vạn mũi tên trong vòng 10 ngày và yêu cầu Gia Cát Lượng làm giúp. Gia Cát Lượng ung dung nhận lời, lập quân lệnh trạng và hứa chỉ cần 3 ngày là đáp ứng đủ.

Ghen tỵ trước tài năng của Gia Cát Lượng, sợ rằng với một người xuất chúng thế này thì sau này sẽ gây hại cho mình, nên tướng lĩnh Đông Ngô bày kế hại ông.
Ghen tỵ trước tài năng của Gia Cát Lượng, sợ rằng với một người xuất chúng thế này thì sau này sẽ gây hại cho mình, nên tướng lĩnh Đông Ngô bày kế hại ông. (Internet).

Gia Cát Lượng dành 2 ngày đầu chuẩn bị trong bí mật. Ông huy động 20 chiếc thuyền và bố trí 30 binh sĩ trên mỗi chiếc thuyền. Sau đó xếp quanh nhóm lính thật là các lính giả làm bằng rơm. Vào ngày thứ ba, ông đưa theo người bạn là Lỗ Túc và dẫn các tàu thuyền vượt sông Trường Giang tiến gần thủy trại quân Tào.

Sương mù dày đặc che phủ lòng sông, Gia Cát Lượng lệnh cho lính của mình hò hét và đánh trống trận. Hoảng sợ khi nghe tiếng hò hét và bị che lấp tầm mắt vì sương mù, quân Ngụy bắn tên ồ ạt về phía tiếng động phát ra. Tên bắn ra cắm tua tủa vào những lính rơm trên thuyền. Khi các lính rơm ở một phía bị găm đầy mũi tên, Gia Cát Lượng cho quay thuyền ngược lại để tiếp tục nhận tên.

Gia Cát Lượng bình thản ngồi rót rượu cùng Lỗ Túc trong khi mưa tên đang bắn xối xả vào một bên thuyền.
Gia Cát Lượng bình thản ngồi rót rượu cùng Lỗ Túc trong khi mưa tên đang bắn xối xả vào một bên thuyền. (Ảnh: Internet).

Cuối cùng, sau khi ước lượng rằng đã lấy đủ 10 vạn mũi tên, Gia Cát Lượng ra lệnh các thuyền chở tên quay trở về. Các tướng lĩnh nước Ngô ra đón ông trong hổ thẹn. Nhờ kế hoạch hoàn hảo của Gia Cát Lượng, quân đội Thục – Ngô có đầy đủ vũ khí để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Sau đó trận Xích Bích diễn ra, 10 vạn mũi tên góp phần quan trọng cho chiến thắng của đội quân phương Nam. Họ đã chặn đứng sự bành trướng của Tào Tháo và khiến Thừa tướng nhà Hán phải thua chạy dài với tàn quân ít ỏi.

Tư Mã Ý giả ốm lừa được Tào Sảng

Sau khi đẩy lui được những cuộc tấn công của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý trở về triều đình với tư cách của một công thần. Vua Ngụy là Tào Duệ hết sức tin dùng ông, phong ông đến chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Trước khi chết, Tào Duệ còn giao cho Tư Mã Ý (cùng với Tào Sảng) là phụ chính đại thần, giúp việc cho con nhỏ của mình là Tào Phương.

Khi ấy, quyền lực triều Ngụy do Tư Mã Ý và Tào Sảng cùng nắm giữ. Tuy nhiên, bằng những thủ đoạn chính trị, Tào Sảng dần loại bỏ hết thực quyền của Tư Mã Ý, thường tự mình đưa ra mọi quyết định mà không cần hỏi Ý. Về danh nghĩa, Tư Mã Ý vẫn là thủ lĩnh đứng đầu quân đội nhưng vai vế chính trị của ông trong triều đình thì chỉ là "hữu danh vô thực". Tào Sảng đã nắm hết mọi quyền bính.

Tư Mã Ý suy tư khi nghĩ đến thực quyền không nằm trong tay mình mà nằm trong tay Tào Sảng.
Tư Mã Ý suy tư khi nghĩ đến thực quyền không nằm trong tay mình mà nằm trong tay Tào Sảng. (Ảnh: Internet).

Năm 247, Tư Mã Ý cáo ốm, xin về quê dưỡng bệnh. Nhưng Tào Sảng vẫn luôn đề phòng ông. Tào Sảng cử tâm phúc của mình là Lý Thắng nhậm chức thứ sử Kinh Châu, trên đường đi ghé qua thăm dò thái độ của Tư Mã Ý. Khi Lý Thắng đến nơi, Tư Mã Ý run rẩy lấy tay với áo, thì áo rơi tuột xuống đất. Ông lại đưa tay ra hiệu với người hầu, tỏ ý muốn uống nước. Người hầu bưng lên một bát cháo, Tư Mã Ý húp từng tí một, nước cháo chảy theo khóe miệng tràn cả xuống ngực.

Trông thấy cảnh ấy, Lý Thắng mừng khấp khởi trong lòng, cho rằng Tư Mã Ý đã là đồ bỏ đi, không còn gì đáng sợ nữa. Trong cuộc nói chuyện sau đó, Tư Mã Ý còn giả ngây, giả điếc khi 3 lần cố tình đọc sai nơi mà Lý Thắng sắp đến nhậm chức: Kinh Châu lại đọc thành Tinh Châu. Tư Mã Ý cũng gọi 2 con là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu ra để gửi gắm. Lý Thắng hoàn toàn tin rằng Tư Mã Ý bệnh nặng sắp lìa đời.

Ý giả ốm nặng, Lý Thắng "mắt thấy tai nghe" nên rất đắc ý.
Ý giả ốm nặng, Lý Thắng "mắt thấy tai nghe" nên rất đắc ý.

Sau khi ra về, Lý Thắng vội vã đến thẳng đến nhà Tào Sảng thuật lại mọi chuyện. Tào Sảng nghe xong cảm thấy rất khoan khoái, từ đó càng không coi Tư Mã Ý là gì, ra sức lộng quyền hơn trước. Nhưng đó cũng là lúc tai họa ập xuống đầu ông.

Năm 249, Tư Mã Ý quyết định ra tay. Lợi dụng lúc Tào Sảng đang hộ giá hoàng đế Tào Phương đi thăm mộ tiên đế Tào Duệ, Tư Mã Ý phát động một cuộc binh biến trong kinh thành. Ông cho đóng tất cả cổng thành Lạc Dương, gửi biểu tâu lên Tào Phương, sai người đưa thư vạch tội Tào Sảng, đề nghị trừng trị.

Tào Sảng nhận được tin Ý đã khống chế Đô Thành, quân đội đã áp sát mình, đau khổ vì thời thế đã qua đi...
Tào Sảng nhận được tin Ý đã khống chế Đô Thành, quân đội đã áp sát mình, đau khổ vì thời thế đã qua đi...

Tào Sảng được tin thì hoảng loạn vô cùng, không biết phải xoay sở ra sao. Mưu sĩ là Hoàn Phạm hiến kế khuyên Tào Sảng mang theo hoàng đế Tào Phương chạy sang Hứa Xương rồi phát hịch kêu gọi quân binh các nơi đánh Tư Mã Ý. Nhưng Tào Sảng cứ ngần ngừ không quyết, cả đêm chống kiếm nước mắt ngắn dài. Cuối cùng, Tào Sảng ngây thơ tin theo lời dụ hàng của Tư Mã Ý (hứa sẽ giữ nguyên mọi chức vụ cho Tào Sảng). Chẳng ngờ sau đó, Tư Mã Ý nuốt lời, ra lệnh hành quyết Tào Sảng, tru di 9 họ vì tội khi quân.

Tào Sảng rất tin Ý, nhưng niềm tin ấy đã dẫn ông đến gần với cái chết mà ông chẳng thể nào ngờ được.
Tào Sảng rất tin Ý, nhưng niềm tin ấy đã dẫn ông đến gần với cái chết mà ông chẳng thể nào ngờ được.

Mưu kế của Tư Mã Ý sau này được người đời truyền nhau với cái tên "giả si bất điên" (giả ngu mà không hề điên). Muốn dụng thành kế đó phải cực kỳ khéo léo, diễn xuất tài tình. Tào Sảng vô mưu đương nhiên bị cho vào tròng. Tư Mã Ý quả không hổ danh "kỳ phùng địch thủ" của Gia Cát Lượng. Tuy tài trí kém Lượng, nhưng một đời rèn luyện ở thao trường với Thừa tướng đại tài nhà Thục Hán cũng đủ để Tư Mã Ý trui rèn được bản lĩnh, trí khôn. Sau này, Tư Mã Ý chính là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nhà Tấn thống nhất Trung Nguyên sau này.

(còn tiếp)

Cập nhật: 11/04/2018 Theo daikynguyenvn
  • 3,68
  • 15.922