Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết

  •   3,815
  • 130.114

Sau Tết, mai bắt đầu tàn và cần được chăm sóc để vụ mai năm sau, cây mai lại nở rộ. Cùng học cách chăm sóc cây mai sau Tết để Tết năm sau, hoa mai lại nở rực rỡ nhé!

Bạn cần biết cách chăm sóc mai sau Tết để cây có thể phát triển và ra hoa vào cuối năm sau. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được tiền mua chậu cây mới mà vẫn có một chậu mai ưng ý để chơi Tết. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho bạn.

Tại sao phải chăm sóc mai sau Tết?

  • Trong những ngày Tết, cây tập trung toàn bộ dinh dưỡng nuôi nụ và phát triển hoa bung sắc rực rỡ nên mất hết dinh dưỡng.
  • Đồng thời, trước Tết nhiều nhà vườn sử dụng quá nhiều thuốc kích thích ra hoa, dẫn đến bộ rễ phát triển yếu và không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.
  • Tiếp đến là việc chăm sóc mai không đúng cách trong những ngày Tết như bón phân quá liều, xót rễ, sốc phân… Gây nên tình trạng suy kiệt, ốm yếu và thậm chí chết khô.

Một số lưu ý về cây mai ngày Tết

Mỗi loại mai lại có cách chăm sóc khác nhau.
Mỗi loại mai lại có cách chăm sóc khác nhau.

Cách chăm sóc mai sau tết sao cho cây mai sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa đúng mùa không phải là điều dễ dàng nếu bạn không nắm vững các quy luật chăm sóc cây. Điều quyết định để áp dụng phương pháp chăm sóc mai đúng cách phụ thuộc vào từng loại mai khác nhau. Thông thường có 3 loại: Cây mai trồng chậu chưng trong nhà, cây mai trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất. Với mỗi loại cây hoa mai thì lại có cách chăm sóc mai sau Tết, phục hồi mai với các mức độ khác nhau.

Mai trang trí mấy ngày tết thường bắt đầu nở từ ngày 26 tết trở đi và rộ từ ngày 30 đến mồng 1 và kéo dài đến hết mồng 6 hoặc mồng 7 được xem là mai nở tết đúng chuẩn nhất mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng, chính việc để mai quá nhiều trong nhà - nơi không có ánh sáng chiếu tới là nguyên nhân khiến cây mai không thể quang hợp được, lá cây yếu và màu sắc sẽ nhợt nhạt đi rất nhiều. Hơn nữa, nhiều gia đình không chú ý chăm sóc, chỉ đổ một chút nước hoặc thậm chí là tưới cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mai sau này.

Hầu hết mai đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những ngày tết, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm cây mai sẽ không ra hoa nữa. Do vậy, chăm sóc hoa mai khi mới mua về hết sức quan trọng, không chỉ giúp điều chỉnh hoa nở đẹp đúng độ mà còn góp phần quan trọng trong việc quyết định sự sinh trưởng và phát triển nếu bạn muốn sử dụng vào những năm sau.

Với chậu mai chưng trong nhà

Cây mai trồng chậu chưng trong nhà
Cây mai trồng chậu chưng trong nhà.

Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 27, 28 đến mồng 6 Tết, chính vì ở trong nhà nên cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dẫn đến không quang hợp được nhiều, khi đó lá cây sẽ mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mảnh và yếu. Nhiều gia chủ không chịu khó chăm sóc mai mà chỉ đổ một ít nước hoặc thậm chí là "tưới" cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai.

Bên cạnh đó đa số mai hiện nay đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những này này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm, mai sẽ không ra hoa nữa.

Sau Tết, bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến lá mai bị cháy. Bạn cần lặt bỏ hết hoa mai và nụ mai trên cây để cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi nụ.

Với chậu mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất

Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên bạn sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà. Bạn cũng cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì mai được chưng ở ngoài nên đã quen nắng gió, do vậy, bạn không cần phải đem chậu cây vào bóng mát.

Mai chưng ngoài sân.
Mai chưng ngoài sân.

Cách chăm sóc mai sau Tết

1. Tỉa cành cây

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20.
Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý là ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Bạn cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày và phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già.

Nếu là năm bình thường thì bạn nên tỉa tán mai vào khoảng ngày 10-20, còn năm nhuận thì có thể tỉa tán muộn hơn. Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác).


Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây.

Bạn cần chú ý cắt tỉa cành cây bởi những cành không được tỉa sẽ thường bị nấm bệnh và không cho ra nhiều hoa bằng các cành được tỉa. Cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì cành sẽ càng phát triển mạnh.

2. Vệ sinh cây

Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc. Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.

3. Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây

Dùng khoảng 1 thìa cà phê pha với 10 lít nước để phun lên lá và tưới quanh gốc cây. Nếu cây đâm chồi và phát triển mạnh, bạn không cần bón thêm phân cho cây nữa. Nếu cây vẫn chậm ra lá, bạn dùng thêm phân bón lá kích thích sinh trưởng tưới quanh gốc và phun lên cây.

4. Một số chú ý

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân
Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân.

Sau Tết, chúng ta cần ngắt bỏ hết phần hoa, lá và nụ để chất dinh dưỡng tập trung vào việc nuôi dưỡng cây. Vì nếu để hoa, lá nhiều sẽ hấp thu hết chất dinh dưỡng, cây sẽ chậm phát triển trong năm sau.

Nên để cây ngoài không gian tự nhiên để cây hấp thu dinh dưỡng. Không tác động đến phần đất xung quanh bộ rễ vì nếu tác động sẽ gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Công việc chăm sóc mai sau Tết vậy là coi như hoàn chỉnh. Các việc trên các giúp chuẩn bị thật tốt cho cây mai để cây tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết năm sau.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mai

Sâu bệnh hại thường gặp trên cây mai thường là sâu ăn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp mềm ở đọt non. Khi ít bị sâu hại tấn công, có thể áp dụng cách thủ công là bắt tay. Đối với rầy mềm, khi mật độ còn thấp có thể dùng vòi xịt nước ở cường độ mạnh và phun mặt phía dưới lá. Khi mật độ cao, có thể phun phòng trừ bằng dung dịch tỏi ớt gừng cho cây.

Đặc biệt, sâu bệnh và côn trùng gây hại rất thích tấn công cây mai vào giai đoạn trổ nụ hoa. Nhất là kiến, rầy mềm và sâu ăn tạp. Khi đó, cần phun phòng trừ cho hoa mai bằng GE quế hoặc tỉnh đầu sả.

6. Một số mẹo để nuôi dáng mai đẹp

Khi thay đất cho cây, bạn nên chọn loại đất phù sa giàu dinh dưỡng, không nhiễm chua, phèn, mặn. Có thể dùng cát trộn với đất thịt hoặc xơ dừa, trấu để tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng.

Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn, làm mất đi dáng hình cũ.

Không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai, thay thế bằng loại đất mới cho cây. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.

Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp đất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt.

Công việc chăm sóc mai vàng sau Tết như vậy là hoàn chỉnh. Hãy chuẩn bị thật tốt cho cây mai của gia đình bạn để năm sau lại được đón một mùa mai vàng rực rỡ mang theo may mắn tài lộc đầy nhà.

7. Quy trình chăm sóc cây mai theo từng tháng

Chăm sóc mai từ tháng 1 đến tháng 6

  • Từ tháng 1 đến tháng 6 là giai đoạn sau Tết, lúc này cây đã bị suy yếu nên là thời điểm thích hợp để phục hồi cây.
  • Cắt ngắn 30% cành cây.
  • Thay đất cho cây, trộn thêm chất dinh dưỡng vào đất để nuôi cây.
  • Bổ sung thêm phân lân.
  • Tưới nước đúng cách.
  • Cho cây tiếp xúc với ánh nắng, mỗi 2 tuần xoay cây mai một góc 180 độ để cho cây mai phát triển đồng đều.

Chăm sóc mai từ tháng 6 đến tháng 12

Từ tháng 6 đến tháng 12 là cây đã khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Tuy thế, cây vẫn đang cần chế độ dinh dưỡng cao, nên bạn hãy tập trung bón phân có nồng độ đạm và lân cao.

Cẩn thận với sau bệnh mùa này như đốm lá, rỉ sắt. Đến khoảng cuối tháng 11 ta bắt đầu tiến hành cắt trụi hết lá để cây tập trung dinh dưỡng cho nụ.

Cập nhật: 15/02/2024 Tổng Hợp
  • 3,815
  • 130.114