14 sự thật chứng minh hóa học hiện diện trong cuộc sống hàng ngày

  •   3,84
  • 2.382

Dưới đây là 14 sự thật về hóa học đang hiện diện trong cuộc sống hàng ngày mà bạn có thể không biết:

Khi bạn bỏ muối vào một cốc nước trong thì mực nước trong cốc sẽ giảm đi

Khi bạn bỏ muối vào một cốc nước trong thì mực nước trong cốc sẽ giảm đi

Khi chúng ra thêm một nắm muối vào một cốc nước thì 2% nước sẽ bị giảm đi bởi muối hấp thụ nước. Đây là việc giảm khối lượng tinh thể của nước là do các phân tử dung môi trở nên trật tự hơn trong vùng lân cận của các ion hòa tan.

Chữ cái bị lãng quên

Bảng tuần hoàn hóa học

Có thể bạn không để ý nhưng trên bảng tuần hoàn không xuất hiện “J”. Hãy kiểm tra điều đó nếu bạn không tin nhé!

Tiến sĩ Glenn Seaborg là người duy nhất có thể viết địa chỉ của mình bằng các nguyên tố hóa học

Glenn Seaborg

Theo đó Glenn Seaborg sẽ viết Sg, Lr, Bk, Cf, Am. Sg là Seaborgium, được đặt theo tên của Seaborg; Lr là Lawrencium, tên của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley; Bk là Berkelium, được đặt theo tên của thành phố Berkeley, quê hương của UC Berkeley; Cf  là Californiaium tên một tiểu bang của Mỹ; Am là Americium, được đặt theo tên của nước Mỹ.

Cơ thể con người chứa đủ carbon để sản xuất than chì cho khoảng 9.000 cây bút chì

Bút chì

Cơ thể con người chứa đủ carbon để sản xuất than chì cho khoảng 9.000 cây bút chì đấy! Bạn có biết điều này?

Phấn bảng được làm từ hàng nghìn tỷ hóa thạch siêu nhỏ của sinh vật phù du

Phấn bảng

Phấn mà chúng ta viết mỗi ngày được tạo ra từ những sinh vật phù du siêu nhỏ ngưng tụ từ đá phấn. Trên thực tế sau khi chết các sinh vật sẽ rơi xuống đáy biển ngưng tụ trong diagenesis thành đá phấn và người ta sẽ tạo thành những viên phấn bây giờ.

Sao Hỏa có màu đỏ vì bề mặt của nó chứa rất nhiều oxit sắt

Sao Hỏa có màu đỏ vì bề mặt chứa nhiều oxit sắt

Không phải ngẫu nhiên mà sao Hỏa xuất hiện dưới dạng một ‘ngôi sao’ màu đỏ tươi, được đặt theo tên của vị thần chiến tranh Hy Lạp. Lý do bởi sao hỏa được bao phủ bởi rất nhiều oxit sắt – đây là những hợp chất tương tự tạo ra máu và rỉ sét màu sắc riêng biệt của chúng.

Không khí trở thành chất lỏng ở -190°C

Không khí trở thành chất lỏng ở -190 độ C

Giống như các loại vật chất khác không khí có thể thay đổi trạng thái khi chịu nhiệt độ và áp suất nhất định. Không khí mà tất cả chúng ta hít thở là hỗn hợp của nitơ, oxy và các loại khí khác.

Khí có thể được hóa lỏng bằng cách nén và làm mát đến nhiệt độ cực thấp – dưới áp suất khí quyển bình thường, không khí phải được làm lạnh đến -200°C và dưới áp suất cao (thường là 200 atm) đến -141°C để chuyển thành chất lỏng.

Không khí lỏng được sử dụng thương mại để đóng băng các chất khác và đặc biệt là một bước trung gian trong sản xuất nitơ, oxy, argon và các khí trơ khác.

Trước khi mọi thứ xuất hiện thì Hidro đã có mặt

Trước khi mọi thứ xuất hiện thì Hidro đã có mặt

Trong những ngày đầu tiên của vũ trụ, nguyên tố duy nhất tồn tại là hidro. Để tạo nên vũ trụ như chúng ta biết ngày ngay, các nguyên tử hydro đã hợp nhất thành helium, tiếp tục hợp nhất thành carbon và từ đó tiếp tục tạo ra nhiều loại nguyên tố phức tạp hơn.

Yếu tố nhân tạo đầu tiên được thêm vào bảng tuần hoàn là Technetium

Technetium có nghĩa “nhân tạo” là tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Đây là nguyên tố nhẹ nhất và bao gồm hoàn toàn các đồng vị phóng xạ không ổn định.

Cờ vua và nguyên tử

Cờ vua và nguyên tử

Theo hầu hết các nhà vật lý, có khoảng 10⁸⁰ nguyên tử trong toàn vũ trụ, đó là một con số khổng lồ. Thế nhưng, người ta cũng phát hiện trong cờ vua có trung bình khoảng 10¹²⁰ nước đi khác nhau. Con số này được thực hiện bởi một nhà toán học đang suy nghĩ về cách dạy máy tính chơi cờ.

Khoảng 1% khối lượng của Mặt trời là oxy

Oxy chỉ chiếm một phần nhỏ trong Mặt trời
Oxy chỉ chiếm một phần nhỏ trong Mặt trời.

Khi uống quá nhiều nước thì có thể bạn sẽ bị bệnh hoặc thậm chí là chết

Nguy hiểm nhất là cái chết nếu bạn uống quá nhiều nước, nguyên nhân là các cân bằng điện giải trong cơ thể bị xáo trộn bởi sự tăng hydrat – một sự xáo trộn về chức năng não có khả năng gây tử vong.

Gallium có điểm nóng chảy 29,76 độ C và nó có thể tan chảy trong lòng bàn tay của bạn

Galium
G
allium có nhiệt độ nóng chảy rất thấp

Nước nở ra khi đóng băng

Nước nở ra khi đóng băng

Hiện tượng quen thuộc khi làm nước đá, khay đựng đá thường bị phình ra, thậm chí nứt nè. Đó chính là hiện tượng nở ra trong đóng băng của nước. Một khối băng chiếm khối lượng lớn hơn gần 9% so với lượng nước được sử dụng để tạo ra nó.

Cập nhật: 06/09/2020 Theo saostar/sinhvienplus
  • 3,84
  • 2.382