Kiến thức thay đổi theo thời gian, nên đừng ngạc nhiên khi những sự thật bạn tưởng là đúng hóa ra lại thành sai toàn diện.
Nói nhiều rồi nhưng vẫn phải nhắc cho bạn hiểu, ấy là thế giới - chính xác hơn là những hiểu biết của chúng ta về thế giới - luôn thay đổi. Ở thời điểm này những kiến thức của bạn có thể đang đúng, nhưng qua thời gian lại sai một cách thảm hại mà nếu không thường xuyên cập nhật thì chẳng thể hay biết.
Dưới đây là những sự thật như thế. Chúng đúng trong quá khứ, nhưng giờ đây thì sai hoàn toàn rồi.
Sinh vật lớn nhất Trái đất không phải là cá voi xanh mà là một loại nấm.
Cá voi xanh quả là một loài vật có kích cỡ hết sức khủng khiếp. Chiều dài 30m, nặng cả trăm tấn, nó không có đối thủ trong thế giới động vật cả dưới nước lẫn trên cạn. Ngay đến trái tim của cá voi cũng nặng đến hơn 1 tấn rồi.
Tuy nhiên, sinh vật lớn nhất Trái đất thì không phải là cá voi xanh. Danh hiệu ấy thuộc về một loài nấm, mang tên Armillaria ostoyae.
Nhìn bên ngoài, Armillaria ostoyae chẳng có gì khác lạ. Nhưng nếu soi vào kết cấu thì loài nấm này có bộ rễ cực kỳ đặc biệt, khi mỗi cây nấm lại được liên kết chung qua một bộ rễ. Nghĩa là một cây nấm mọc ở 1 đầu khu rừng sẽ có chung rễ với nấm mọc ở đầu bên kia. Và bởi có chung rễ nên chỉ cần một cây nấm đi kiếm ăn là đủ để nuôi sống cả một đại gia đình rồi.
Chính nhờ khả năng này, một quần thể nấm Armillaria, dù có cấu tạo từ rất nhiều cây nấm, nhưng vẫn được công nhận là một cơ thể duy nhất - đúng hơn là "đại cơ thể" Armillaria.
Trên Trái đất có rất nhiều “đại cơ thể” như vậy, một trong số đó có "cá thể nấm" được tìm thấy ở rừng quốc gia Malheur, bang Oregon (Mỹ) được xem là lớn nhất hành tinh. "Đại cơ thể" này rộng tới 10km vuông - tương đương với 0,14% diện tích khu rừng.
Gián cũng sẽ "lên trên" nếu thảm họa hạt nhân nổ ra.
Gián là loài sống rất dai, rất bền bỉ. Chúng có thể nhịn ăn hàng tháng trời, thậm chí mất cả đầu mà vẫn sống được ít nhất là 2 tuần (mà lý do chúng chết chỉ là vì không có mồm để uống nước thôi).
Cũng bởi khả năng sinh tồn ấn tượng quá mà trong một thời gian rất dài, loài người đã tin rằng gián có thể sống sót qua cả những cuộc chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên năm 1963, hai nhà khoa học Mary Ross và D. G. Cochran đã thử kiểm tra lại khả năng chịu đựng của gián với phóng xạ, và sự thật không như chúng ta tưởng.
Hóa ra, gián cũng sẽ "lên trên" nếu thảm họa hạt nhân nổ ra. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng phóng xạ của gián cũng mạnh hơn chúng ta gấp 10 lần, nên đừng coi thường chúng đấy nhé.
Sâu răng mới là căn bệnh phổ biến nhất.
Ai trên đời mà chẳng bị cảm cúm ít nhất một lần, nhất là khi tiết trời trở lạnh. Tuy nhiên, nếu nghĩ đây là căn bệnh phổ biến nhất thế giới thì bạn đã nhầm.
Hóa ra, có một căn bệnh cực kỳ phổ biến mà bạn có thể mắc bất kỳ lúc nào, không quan trọng trời lạnh hay nóng. Đó là... sâu răng.
Theo nghiên cứu của giáo sư Marcenes từ ĐH Queen Mary (London, Anh Quốc), có ít nhất 2,5 tỉ người lớn và 621 triệu trẻ em trên thế giới đang bị sâu răng. Nếu tính theo tỉ lệ, thì con số này tương đương với 41% dân số thế giới rồi.
Danh hiệu kim tự tháp lớn nhất thế giới thực chất thuộc về Đại kim tự tháp Cholula.
Biểu tượng của Ai Cập là kim tự tháp, nên ai cũng nghĩ rằng kim tự tháp lớn nhất thế giới phải là của họ. Mà thực tế, có một số văn bản trước kia cũng cho là như vậy.
Nhưng qua thời gian, các nhà khoa học lại có kết luận khác. Danh hiệu kim tự tháp lớn nhất thế giới thực chất thuộc về Đại kim tự tháp Cholula (hay Tlachihualtepetl) của Mexico. Cholula lớn gấp đôi Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập về thể tích. Còn về diện tích đáy, sự chênh lệch là 4 lần.
Trên thực tế thì có rất nhiều loài vật 4 chân cũng không thể nhảy, như hà mã, tê giác, hay con lười.
Voi là một loài vật kỳ lạ. Dù có 4 chân với đầu gối kèm theo những bó cơ khổng lồ, nhưng chúng không thể bật nhảy được. Để nâng được tấm thân nặng đến hàng tấn, chỉ chừng đó là chưa đủ.
Nhưng hóa ra voi không phải là loài vật duy nhất phải chịu thiệt thòi. Trên thực tế thì có rất nhiều loài vật 4 chân cũng không thể nhảy, như hà mã, tê giác, hay con lười. Tuy nhiên hơi khác ở chỗ nếu 2 loài này chạy với tốc độ cao, thi thoảng cả 4 chân của chúng cũng không chạm đất.
Diệt khuẩn là chức năng ai cũng gán cho xà phòng - mà thực tế chúng ta cũng có những loại xà phòng được quảng cáo là diệt được khuẩn. Tuy nhiên thực chất, cách xà phòng hoạt động là rửa trôi vi khuẩn thì đúng hơn.
Khi rửa tay, xà phòng có khả năng phá vỡ các liên kết trong dầu cơ thể, khiến chúng dễ bị rửa trôi hơn. Rửa tay càng lâu, dầu còn sót lại trên tay càng ít và số vi khuẩn ẩn giấu trong đó cũng vậy.
Chắc nhiều người cũng nhớ ngày xưa bố mẹ thường dọa chúng ta rằng không được nuốt bã kẹo cao su, vì chúng sẽ tích tụ và gây tắc ruột.
Nhưng sự thật thì acid trong ruột không thể phân giải được cao su. Vậy nên bã kẹo sẽ bị cơ thể đối xử như mọi dị vật khác: đi qua toàn bộ hệ tiêu hóa thông qua nhu động ruột, và ra khỏi cơ thể khi ta đi WC sau 1 - 2 ngày.
Đây cũng là điều khiến nhiều người phải khổ tâm. Tuy nhiên, đây thực chất là một quan niệm sai lầm.
Khi cạo đi phần lông ở ngoài da, phần còn lại chỉ là chân lông có màu tối hơn và cứng hơn, nên chúng ta có cảm giác là chúng mọc lại dày. Nhưng thực chất, tốc độ mọc không hề bị ảnh hưởng bởi chuyện cạo.
Tuy nhiên, cảm giác này đôi khi cũng có thể đúng. Cần biết rằng lông tóc trên cơ thể có thời gian mọc khác nhau - phụ thuộc vào nồng độ hormone. Việc cạo thường xuyên đôi lúc có thể trùng với thời điểm hormone thay đổi, khiến ta có cảm giác chúng mọc ra nhanh hơn bình thường.
Đây là quan niệm của dân dan ngày xưa, và khoa học nay đã chứng minh nó không phải thật. Bệnh mụn cóc (các nốt sùi ngoài da) là do các papillomavirus gây nên, có thể lây lan khi bạn tiếp xúc với người mắc bệnh, nhưng không liên quan đến con cóc thật đâu.
Sự thật là bạn có thể thấy móng tay và tóc của người chết dài ra sau một thời gian. Tuy nhiên đó chỉ là một hiệu ứng thị giác, gây ra do làn da bị mất nước và co lại, đẩy móng và tóc còn sót lại ra ngoài.
Vạn Lý Trường Thành được ví với một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại ngày nay, do quy mô của công trình là rất lớn (dài đến 7000km). Tuy nhiên, việc nhìn thấy từ vũ trụ vẫn là điều không thể.
Ngạn ngữ tiếng Anh có câu "Blind like a bat" - nghĩa là mù như dơi, dựa trên quan niệm rằng loài vật này có một đôi mắt vô dụng.
Nhưng thực ra, tất cả các loài dơi (khoảng hơn 1.100 loài) đều có thị lực khá tốt ngay cả trong đêm, dù không bằng các loài vật săn mồi khác như cú mèo. Có điều, chúng chủ yếu dùng sóng siêu âm để định vị, nên xét ra chúng "nhìn" trong đêm rõ hơn bất kỳ loài vật nào trên đời.
Một vật có thể dẫn điện khi bên trong phân tử có các hạt mang điện tích âm và dương. Nhưng bạn biết gì không, nước không có điều đó - ít nhất là với nước tinh khiết. Hay nói cách khác, nước không thể dẫn điện.
Nhưng nếu vậy thì làm sao giải thích những vụ tai nạn điện giật do tay ướt? Thực ra, thứ dẫn điện trong trường hợp này là các tạp chất lẫn trong nước thôi.
Kháng sinh chỉ có thể xử lý vi khuẩn. Cảm là do virus, nên kháng sinh sẽ không có tác dụng.