Có nhiều nơi trong số các thành phố ngày nay là trung tâm đông đúc của nghèo đói, bệnh tật, bạo lực đến mức không thể tưởng tượng. Và rõ ràng, đây là những nơi mà không ai mong muốn phải sống ở đó.
Xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông tuy nhiên sự tàn phá của cơn bão Katrina vẫn là khó tưởng tượng với những người không có mặt ở đó. Dù hầu hết dân cư thành phố đã được sơ tán trước cơn bão, rất nhiều người vẫn phải ở lại chống chọi với nó. Gần 1500 đã người thiệt mạng và rất nhiều người khác mất tích. Cảnh tượng sau bão thật kinh hoàng với xác người nổi lên khắp các con phố.
Mặc dù phần lớn thành phố đã được sửa chữa và nhiều cư dân đã trở lại, vẫn còn các khu vực tàn lụi, bỏ hoang ở khu phố Bourbon. Tội phạm nơi đây trở thành chuyện thường ngày. Dù cảnh sát cho biết là tỉ lệ tội phạm hành hung đã giảm mạnh, các vụ cưỡng hiếp lại tăng vọt suốt năm 2013. Bang Louisiana có tỉ lệ án giết người và số tù nhân trên đầu người cao nhất trong các bang nước Mỹ, rất nhiều trong số đó là ở New Orleans. Trong Ngày của Mẹ năm 2013, một vụ nổ súng diễn ra ngay ở buổi diễu hành khiến 20 người bị thương nặng.
Khu vực bạo lực nhất trên hòn đảo vốn khét tiếng vì tỉ lệ giết người cao, đó chính là Spanish Town, khu ổ chuột với 160 nghìn cư dân. Các con phố bị tàn phá bởi các băng đảng như One Order, Klansman và Unity. Các băng đảng này gây chiến dữ dội để giành quyền bảo kê cho các cơ sở kinh doanh địa phương, đôi khi chúng nhắm vào người thân vô tội của băng đảng khác. Sau năm 2011 với con số kỉ lục về số vụ giết người, cảnh sát đã phải tăng mạnh sự hiện diện của họ trong khu Spanish Town, nhờ đó mà số vụ giết người giảm mạnh. Tuy vậy, cảnh sát cho biết các loại hình tội pham khác như cưỡng hiếp và cướp bóc lại gia tăng.
Sau 30 năm dưới chế độ của nhà độc tài Robert Mugabe, nền kinh tế của Zimbabwe đã hoàn toàn đổ vỡ. Chiến dịch chống các nông dân da trắng của Mugabe đã khiến quốc gia này lâm vào tình trạng lạm phát phi mã. Đồng đô-la Zimbabwe có giá trị qui đổi là 1.25USD vào năm 1980, nhưng ngày nay giá trị của nó còn không bằng tờ giấy in tiền. Tới tháng 11/2008, lạm phát của nước này đạt con số kỉ lục là 79.6 tỉ %. Không lâu sau đó, Zimbabwe bắt đầu sử dụng đồng đô-la Mỹ như loại tiền tệ chính. Do nền kinh tế suy giảm, trộm cắp gia tăng mạnh, từ các vụ cướp giật cho tới các vụ cướp xe ô tô. Thủ đô Harare luôn được xếp hạng trong những thành phố tồi nhất thế giới. Việc mất điện xảy ra thường xuyên do chính quyền không thể đáp ứng được nhu cầu về điện. Nguồn cung cấp nước cũng thường xuyên bị mất.
Theo viện chính sách của Mexico, nơi nghiên cứu tỉ lệ các vụ giết người khắp thế giới (trừ vùng chiến tranh ở Trung Đông), San Pedro Sula đã giành vị trí thành phố có tỉ lệ giết người cao nhất thế giới trong năm 2012 và 2013. Với tỉ lệ 169 vụ giết người trên 100 nghìn dân, lực lượng cảnh sát ở đây có vẻ quen với việc tìm thấy xác người.
Giống như thành phố giữ danh hiệu khét tiếng trước đó là Ciudad Juarez, hầu hết các vụ giết người ở đây đều liên quan tới buôn bán ma túy. Lực lượng cảnh sát thường mang tiếng là tham nhũng và hầu hết các vụ án đều không được xử lý. Theo một cảnh báo du lịch của Bộ ngoại giao Mỹ đưa ra, 18 công dân Mỹ đã thiệt mạng ở Honduras từ năm 2011, và không có vụ nào trong số đó được giải quyết.
Port Moresby là thủ đô của Papua New Guinea, đất nước đang phải đối mặt với chính mình. Đây là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng lại là một đất nước với tâm lý của các bộ lạc cổ. Các tội phạm xâm hại phụ nữ xuất hiện thường xuyên, với những câu chuyện về các vụ hãm hiếp tập thể và giết hại những người bị kết tội "phù thủy" được đưa ra công chúng.
Tổ chức Medecins Sans Frontieres phát hiện ra rằng tới 70% phụ nữ ở Papua New Guinea đã từng bị cưỡng hiếp và xâm hại. Băng đảng tội phạm "Raskols" kiểm soát các phố phường và thực hiện các vụ cướp có vũ trang ở các khu vực thất nghiệp trong thành phố. Căng thẳng giữa các nhóm bộ tộc cũng dẫn tới các vụ giết người. Đồ ăn và nước uống nhiễm độc đã dẫn tới các đợt dịch tả bùng phát mạnh.
Một trong những thành phố liên tục được xếp trong danh sách những thành phố khó sống nhất thế giới. Người dân đang rời bỏ khu vực nông thôn của đất nước này với tốc độ đáng báo động, và sự phát triển dân số ở mức 500 nghìn người mỗi năm đang đặt gánh nặng lên cơ sở hạ tầng xuống cấp của Dhaka. Vệ sinh môi trường là vấn đề nghiêm trọng, với hàng đống rác thải sinh hoạt tràn ngập trên các con phố. Bầu không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi từ xe cộ và các nhà máy công nghiệp, từ đó gây ra các bệnh đường hô hấp như hen suyễn. Nhiều tòa nhà trong thành phố đang suy yếu và rất nguy hiểm. Điển hình là vào ngày 24/4/2013, tòa nhà Rana Plaza đổ sập và làm thiệt mạng ít nhất 900 người.
New Delhi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Nóng nực và quá tải dân số, cùng với đó là sự nghèo khổ đang hành hạ nhiều cư dân ở đây. Phần lớn người dân không kiếm nổi 1USD/ngày. Mức nghèo khổ theo công bố của Ủy ban kế hoạch Ấn Độ là những người kiếm được dưới 0.47USD ở thành thị và 0.38USD ở khu vực nông thôn.
Cũng giống Trung Quốc, phụ nữ ở đây cũng bị coi thường. Các vụ cưỡng bức xảy ra thường xuyên và không bị xử lý. Tội phạm tình dục ở Ấn Độ đã phổ biến từ lâu, nhưng các vụ nổi bật gần đây đã đưa vấn đề này tới sự chú ý của công chúng. Các nạn nhân thường đi tới việc tự sát. Delhi cũng là mục tiêu của các vụ đánh bom bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan như Jaish-e-Mohammed và tổ chức thánh chiến Ấn Độ. Vào ngày 7/9/2011, một quả bom phát nổ ngoài tòa án Delhi làm hơn 10 người chết và hàng chục người khác bị thương.