Những tác dụng của tâm sen ít ai ngờ tới

  •   2,33
  • 4.851

Tâm sen nổi tiếng trong Đông y với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy những tác dụng của tâm sen là gì?

Tâm sen là gì?

Tâm sen, còn được biết tới với những tên gọi khác như tim sen hoặc liên tâm. Tên khoa học của tâm sen là Embryo Nelumbinis. Đây là phần mầm màu xanh của cây sen, nằm bên trong hạt sen. Tác dụng của tâm sen nổi bật nhất phải kể đến là an thần và thanh nhiệt.

Cây sen là một loại thực vật có hoa, mọc dưới nước. Thân rễ hình trụ, mọc ăn sâu xuống dưới lớp bùn được gọi là ngó sen (ngẫu tiết ). Lá sen hình tròn, đường kính rộng khoảng 60cm, trũng ở giữa, có cuống dài, mọc vươn cao qua mặt nước, được đông y sử dụng làm thuốc với tên gọi là liên diệp.

Hoa sen có nhiều cánh xếp chồng lên nhau, màu trắng hoặc đỏ hồng. Hoa mới mọc thì các cánh úp vào nhau ôm lấy đài hoa tạo thành búp. Sau đó bung nở và xòe rộng ra hai bên. Quả chứa nhiều hạt được gọi là liên nhục. Bên ngoài hạt sen được bao bọc bằng một lớp vỏ màu xanh, nhẵn. Nhân hạt màu trắng đục, có hai mảnh, khi tách đôi sẽ thấy chồi mầm bên trong được gọi là tâm sen.

Lương y Bùi Hồng Minh – chủ tịch Hội Đông y Ba Đình chia sẻ: "Tâm sen có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm, có công năng thanh tâm hỏa, trấn kinh, an thần, gây ngủ, bình can hạ áp, có tác dụng thanh nhiệt, dùng khi ôn nhiệt tà nhiệt, tâm phiền bất an, mất ngủ, cao huyết áp".


Tâm sen là phần mầm màu xanh của cây sen, nằm bên trong hạt sen. 

Trong tâm sen cũng được cho là có chứa các chất như: Neferin, lotusin, nuxiferin, pronuxiferin, metylcoripalin, demetulcoclaurin, alkaloid, flavonoid, acid amin …

Tác dụng của hạt sen

Nếu bạn mua nguyên ngó sen hoặc hạt sen về để lấy tâm, bạn nên giữ lại hạt sen để chế biến. Vì tác dụng của hạt sen vô cùng nhiều, tiêu biểu là:

  • Bồi bổ cho bà bầu và thai nhi.
  • Làm đẹp da.
  • Trị đau đầu.
  • Chữa thiếu máu.
  • Trị tiêu chảy.
  • Chống lão hóa.

Công dụng của tâm sen

1. Tâm sen giúp an thần và trị mất ngủ

Tâm sen được gọi là thần được trong việc trị mất ngủ kinh niên, rất thích hợp cho  người lớn tuổi. Trong tâm sen có chứa các thành phần hóa học có tác dụng trấn tĩnh và cải thiện giấc ngủ như: asparagin và các alkaloid như nelumbin, nuciferin, liensini.

Chúng ta nên sử dụng với liều lượng thấp (khoảng 5-10g) đồng thời kết hợp sử dụng tâm sen với các loại thảo dược khác như mật ong, kỷ tử, hoa cúc, … để làm trà an thần. Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 2 tách trà tâm sen để bảo vệ sức khỏe. Lưu ý: Không nên uống trà khi bụng đang còn rỗng.

Để dùng tâm sen trị mất ngủ, nên uống nước tâm sen sau khi ăn tối 1 -2 giờ. Việc sử dụng trà tâm sen vào thời điểm này sẽ giúp trí não được thư giãn, cân bằng và đi vào cơ thể một cách dễ dàng

2. Hỗ trợ bệnh huyết áp và ổn định nhịp tâm

Theo các nghiên cứu khoa học, tâm sen có tác dụng giúp làm giảm áp huyết và ổn định nhịp tâm rất hiệu quả. Những người bị cao huyết áp và tâm đập nhanh, hay hồi hộp sử dụng tâm sen như mội loại trà rất hiệu quả.


Tâm sen được gọi là thần được trong việc trị mất ngủ kinh niên.

3. Tâm sen giúp thanh nhiệt giải độc

Tâm sen giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, những người hay bị mụn nhọt, ngứa, rôm sảy sử dụng tâm sen thường xuyên sẽ rất hiệu quả. Nhờ khả năng này, tâm sen cũng giúp giải rượu rất tốt.

Để đạt hiệu quả, bạn có thể kết hợp loại dược liệu này với cam thảo, đem hãm với nước sôi rồi uống giống như trà sau bữa ăn khoảng 15 phút.

4. Tâm sen hỗ trợ điều trị bí tiểu

Nhờ tác dụng giải nhiệt, an thần, tâm sen cũng giúp chữa nóng trong cơ thể dẫn đến bí tiểu. Người ta cũng pha tâm sen với nước nóng và uống như một loại trà.

5. Tâm sen chữa bệnh tiểu đường

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc cô lập các chất ức chế α-glucosidase đến từ các loại thảo mộc như lá trà xanh, lá ô liu, lá vối,..  Hoạt tính alkaloid trong lá sen và trà tâm sen cũng được chứng minh là có khả năng ức chế α-glucosidase in vitro. Chính vì thế, lá sen và trà tâm sen dự kiến ​​sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự gia tăng nồng độ glucose sau bữa ăn

Nghiên cứu khoa học về thành phần của trà tâm sen cũng cho thấy, trong thành phần của nó có chứa polysaccharide, alkaloid, có tác dụng kiểm soát sự hấp tụ glucozo, tái tạo hocmon insuinl nhằm hạn chế rối loạn chuyển hóa cacbohydrat và điều hòa lượng lipit trong máu ở mức phù hợp.

Người bệnh có thể pha 12g tâm sen uống vào mỗi buổi sáng và buổi tối.

6. Tâm sen điều trị bệnh cao huyết áp

Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp đều nên sử dụng trà tâm sen để ổn định huyết áp của mình. Theo các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, nước uống trà tâm sen thông qua cơ chế tác động lên thành mạch máu. Khi đó sẽ làm giãn cơ trơn thành mạch, giúp làm giảm trở lực lên huyết quản, cải thiện lưu lượng máu tuần hoàn trên động mạch vành, làm giảm các triệu chứng đau ngực và an thần, ... Từ đó sẽ giúp ổn định huyết áp và phòng chống rối loạn nhịp tâm một cách hiệu quả.

7. Giảm cân nhờ tâm sen

Uống tâm sen có giảm cân không là một câu hỏi được nhiều chị em đặt ra khi sử dụng thực phẩm này. Trong thành phần của tâm sen có chứa Alcaloid, có tác dụng hỗ trợ và duy trì giấc ngủ ở liều lượng phù hợp. Một giấc ngủ ngon, sâu giấc chính là vũ khí quan trọng để duy trì sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể, từ đó chống lại tăng cân. Khi bạn bị mất ngủ, dẫn đến tình trạng ăn đêm hoặc phải bổ sung dinh dưỡng để phục hồi năng lượng cho cơ thể khi bị mất ngủ, khi đó bạn rất dễ bị béo phì.

Ngoài ra, tâm sen còn giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giúp tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó giúp việc hấp thụ và chuyển hóa dưỡng chất được đơn giản và dễ dàng hơn.

Thực tế cũng chứng minh rằng, tâm sen khi sử dụng đúng liều lượng, đúng cách cũng hỗ trợ giảm cân ở người bị mỡ máu hoặc người mắc bệnh béo phì.


Tâm sen giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giúp tăng hoạt động của hệ tiêu hóa.

8. Giúp cải thiện làn da

Vì tâm sen có chứa nhiều thành phần chống ôxy hóa nên nó ngăn ngừa sự tấn công đến từ các gốc tự do cũng như hỗ trợ làn da cải thiện được sức khỏe.

Bên cạnh đó, tâm sen cũng góp phần trong việc làm giảm tình trạng mụn trứng cá, cải thiện da xỉn màu và bóng dầu.

9. Hỗ trợ chống trầm cảm

Tâm sen cũng chứa chất isoliensinine và liensinine có tác dụng an thần, giúp người sử dụng cảm thấy thư giãn, giảm thiểu tình trạng căng thẳng và hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm.

Sử dụng tâm sen thế nào là đúng cách?

Dù được coi là một loại dược liệu lành tính và có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng để đạt hiệu quả cao nhất bạn cần sử dụng tâm sen đúng cách.

Để chọn được tâm sen chất lượng, bạn nên chọn những gương sen đã chín già. Sau đó loại bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, ngâm trong nước và lấy phần tâm sen.

Sau khi thu hoạch, tâm sen nên sao vàng trước để loại bỏ các độc tố.

Bạn nên bắt đầu sử dụng tâm sen với liều lượng nhỏ nhất, sau đó tăng liều dần. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy liều lượng đang dùng gây ra các triệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh thì nên giảm liều.

Lưu ý chỉ dùng tâm sen trong khoảng 1 tháng, sau đó nghỉ khoảng 1 tháng rồi lại tiếp tục sử dụng. Nếu sử dụng liên tiếp trong nhiều tháng, cơ thể tích độc tố có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Nếu dùng tâm sen để chữa mất ngủ, để đạt hiệu quả cao nhất, cần kết hợp với chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, giúp phục hồi quá trình điều tiết giấc ngủ và đảm bảo chứng mất ngủ không tái phát.

Cẩn trọng khi sử dụng tâm sen

Khi dùng tâm sen cần hết sức cẩn trọng vì nếu không tuân thủ liều lượng sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc. Dùng bất cứ thứ gì quá lạm dụng đều không tốt, nhất là khi tâm sen có tác động dược lực mạnh. Liều lượng an toàn cho 1 ngày là không quá 20g tâm sen.

Một số đối tượng không nên sử dụng tâm sen tùy tiện là:

  • Người có vấn đề về tâm mạch: Hàm lượng alkaloid trong tâm sen rất cao, có tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm, do đó liều dùng rất quan trọng và đặc biệt không sử dụng lâu dài.
  • Người bị âm hư: Người bị âm hư không nên dùng, mặc dù uống vào vẫn ngủ được. Bởi lẽ, chỉ ít lâu sau, bạn sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tâm đập thất thường và tắc tĩnh động mạch, phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Người có vấn đề về sinh lý: Sử dụng tâm sen về lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng sinh lý, cụ thể nhất chính là suy giảm ham muốn tình dục
  • Người có vấn đề về tiêu hóa: Nếu sử dụng tâm sen không đúng cách hoặc quá liều, hạt và tâm sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì chúng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất nên khi dùng trong tình trạng đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Cập nhật: 27/06/2024 Tổng Hợp
  • 2,33
  • 4.851