70% độc hại sử dụng vào mục đích ăn cắp

  •  
  • 56

Hãng bảo mật Panda Software vừa công bố kết quả một nghiên cứu cho biết có tới 70% các phần mềm độc hại được sử dụng vào các mục đích ăn cắp.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được tiến hành trong quí I năm 2006 cũng cho thấy các lợi ích tài chính hiện đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong thế giới của những kẻ chuyên “sáng tạo” ra các phần mềm độc hại kiểu như virus, sâu máy tính, trojan hay phần mềm gián điệp.

Nghiên của của Panda Software cũng góp phần khẳng định sự chuyển đổi mục đích sử dụng các phần mềm độc hại. Một vài năm trước đây các phần mềm kiểu này thường được sử dụng để tạo nên tiếng vang gây chú ý hoặc góp phần phơi bày một lỗi bảo mật nào đó.

Nhưng giờ đây các phần mềm độc hại đã trở thành một công cụ thu lời bất chính,” nghiên cứu của Panda khẳng định.

Những hành vi tìm kiếm sự nổi tiếng hay chứng minh khả năng kỹ thuật của một số đối tượng như trước đây đã không còn nữa. Mà giờ đây những hành vi đó đều được thực hiện để phục vụ một mục tiêu duy nhất: lừa đảo để kiếm lợi nhuận thông qua việc tận dụng các công nghệ mới nhất.

Panda Software cũng cảnh báo tin tặc cũng đang có xu hướng chuyển từ việc sử dụng các loại virus đính kèm thư điện tử sang sử dụng các dạng thức mã độc hại khác khó bị phát hiện hơn.

Có tới 40% trong số các vấn đề bảo mật mà Panda phát hiện có liên qua tới phần mềm gián điệp (spyware). Đây là một loại đoạn mã độc hại được thiết kế nhằm thu thập thông tin dữ liệu từ các hoạt động trên Internet của người dùng.

17% là trojan, trong đó bao gồm cả “banker trojan” phục vụ mục đích ăn cắp các dữ liệu bí mật liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc trợ giúp việc tải các phần mềm gián điệp xuống hệ thống của người dùng.

8% là “dialers” - một loại đoạn mã độc hại cho phép quay số sử dụng dụng vượt qua mức cho phép mà người sử dụng không hay biết - hoặc các bot - một hệ thống các máy tính cá nhân PC bị tin tặc chiếm quyền điều khiển.

Sâu máy tính đính kèm theo e-mail hiện chỉ còn chiếm 4%. “Những đợt sóng lan tràn sâu máy tính qua email có thể thu hút được rất nhiều sự chú ý của công chúng nhưng lại không được sử dụng vào các mục tiêu tài chính,” Luis Corrons – giám đốc của PandaLabs - khẳng định.

Hiện tại, các dạng thức phần mềm độc hại được sử dụng nhiều nhất là phần mềm gián điệp, trojan hay bot – những phần mềm có khả năng tự động cài đặt và giấu minh trên hệ thống mà người sử dụng không hề hay biết.

Hoàng Dũng

Theo AFP, VnMedia
  • 56