18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Những sự thật bất ngờ về Nam Cực
  •   432
  • 94.055

Là hai vùng Cực của Trái Đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt, như gấu Bắc Cực và chim cánh cụt Nam Cực, ở đâu lạnh hơn và chứa nhiều vàng đen hơn.

Bắc cực là gì?

Bắc Cực hay cực Bắc của Trái Đất (Cực Bắc địa lý) là điểm có vĩ độ bằng +90 độ trên Trái Đất (hay là điểm xuất phát tất cả kinh tuyến). Tại Bắc Cực mọi hướng đều là hướng Nam. Bao phủ nó là Bắc Băng Dương. Điểm Cực Bắc nói trên là Cực Bắc địa lý, đây chỉ là điểm tưởng tượng và nó khác với cực từ Bắc của Trái Đất. Cực từ Bắc là một điểm có thật tại Bathurst Island, Canada và cách 1600km so với Cực Bắc địa lý, có tọa độ là 82,7°B 114,4°T.

Cực Bắc địa lý là điểm giao nhau giữa trục tự quay của Trái Đất và bề mặt Trái Đất ở Bắc Bán Cầu, được chọn làm mốc vĩ độ. Tại đây, theo phương dây dọi hướng thẳng lên trên thì sẽ gặp điểm cố định của thiên cầu.

1. Sự đối lập của 2 cực

Cực Bắc là vùng đại dương bị đóng băng, bao quanh bởi đất. Trong khi đó, ngược lại, Nam Cực là một lục địa với những dãy núi và hồ và bao quanh bởi đại dương. Với diện tích 14.000.000 km2, châu Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới.

10 điều thú vị về hai vùng cực
Châu Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới

Theo quan điểm về xã hội và chính trị, vùng cực Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc của Canada, Mỹ, Greenland (lãnh thổ của Đan Mạch), Nga, Iceland, Nauy, Thụy Điển và Phần Lan.

2. Khối lượng băng

Phần lục địa xa nhất phía cực nam có xấp xỉ 90% lượng băng của thế giới, với trữ lượng khoảng 1/3 lượng nước ngọt của Trái Đất đang bị giữ dưới dạng băng ở đây. Băng ở Nam Cực có nơi dày 3,5km. Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh này chỉ dày từ 2m đến 4m.

10 điều thú vị về hai vùng cực Lớp băng dày 3,5km ở Nam Cực

Chính trữ lượng băng lớn nảy đã này sinh ý tưởng cho việc kéo những núi băng khổng lồ này tới những vùng bị khô hạn. Hoàng tử Mohammed al Faisal của Arap Saudi đã từng lên kế hoạch để di chuyển 100 triệu tấn băng từ Nam cực về quốc gia của mình.


Nam Cực chính là nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ.

3. Vùng đất không bóng người

Mặc dù những hỉnh ảnh biểu tượng của những nhà thám hiểm của quá khứ, cắm những những chiếc cờ một cách oai phong trên cực Nam, thế nhưng đây vẫn là nơi duy nhất trên Đất không thuộc sở hữu của bất kì ai.

Trạng thái này được duy trì nhờ sự tồn tại của Hiệp ước Nam Cực. Theo đó, đất đai và tài nguôn của Nam cực được sử dụng cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

Nó khác biệt hoàn toàn với hơn 4 triệu người sống ở vòng tròn cực Bắc, tại những thị trấn nhỏ hay các thành phố, như : Barrow, Alaska (Mỹ); Tromso (Nauy); Muramansk và Salekhaard (Nga).


Nam Cực có rất nhiều cờ nhưng không một bóng người.

4. Vàng đen

Nhiều đất nước đang khao khát nguồn tài nguyên nằm ở vòng tròn cực Bắc - nơi chứa tới 1/4 trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ.

Nga đang có những động thái rõ rệt trong việc tuyên bố lãnh thổ với vùng lớn của Bắc cực, trong đó có thể chứa lượng dầu mỏ khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trước động thái đó, chính quyền Mỹ cũng gửi tàu phá băng tới nhằm vẽ bản đồ lãnh thổ trên khu vực Alaska.

Còn ở phía Nam, cũng có những giả thuyết rằng, có trữ lượng khí gas nằm ở thềm lục địa phía Nam này, đặc biệt là khu vực dưới biển Ross, nhưng việc khai thác bị hạn chế hoàn toàn do Hiệp ước Nam Cực.


Một trữ lượng dầu khổng lồ còn ẩn chứa dưới những lớp băng Bắc Cực

5. Nước băng Bắc Cực giá hơn 2 triệu đồng/chai

Sản phẩm nước băng Bắc Cực đóng chai nhãn hiệu Svalbardi vừa được tung ra thị trường ở Anh với giá 80 bảng Anh (tương đương với hơn 2,2 triệu VND) một chai, Dailymail đưa tin hôm 20/2.

Theo Dailymail, nước Svalbardi được lấy từ những núi băng trôi ngoài khơi bờ biển đảo Svalbard và mỗi lần khai thác chỉ được 13.000 chai.

Nhà sản xuất cho biết: “Đây là món quà lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm một loại nước tinh khiết được lấy từ vùng biển Bắc Cực”.

Nam Cực là gì?

Nam Cực hay Cực Nam Địa lý là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái đất. Nó là điểm cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực. Không có điểm nào trên Trái đất nằm ở phía Nam của Nam Cực và không có quốc gia thuộc Nam Cực.

Nam cực là điểm giao nhau giữa trục tự quay và bề mặt phía nam của Trái đất. Nam cực khác với cực từ nam (là điểm mà mọi đầu nam của kim nam châm trong la bàn đặt nơi khác đều hướng về và tại cực từ thì kim la bàn hướng theo phương vuông góc với mặt đất, có tọa độ là 64°31′48″N 137°51′36″Đ) do sự lệch nhau giữa trục quay và trục từ của Trái đất. Nam cực được xác định tại điểm có độ cao 2800m so với mực nước biển trung bình.

Cho hầu hết các mục đích, Cực Nam Địa lý được xác định là điểm phía nam của hai điểm nơi trục quay của Trái Đất giao với bề mặt của nó (điểm kia là Cực Bắc Địa lý). Tuy nhiên, trục quay của Trái Đất thực tế có hiện tượng "lắc" khá nhỏ, vì thế định nghĩa này không đủ cho những công việc đòi hỏi sự chính xác cao.

Các toạ độ địa lý của Nam cực thường được coi đơn giản là 90°Nam, bởi kinh độ của nó không được xác định về địa lý và không thích hợp. Khi cần có một kinh độ, nó có thể được coi là 0°Tây. Ở Nam Cực mọi hướng đều là hướng bắc. Vì lý do này, các hướng tại Nam Cực đều "chỉ bắc", hướng về hướng bắc dọc theo đường kinh tuyến gốc.

6. Chim cánh cụt và gấu

Những chiếc thiệp giáng sinh hay quảng cáo thương mại của Coke thường gộp chung hộ khẩu cho gấu trắng và chim cánh cụt.

10 điều thú vị về hai vùng cực Chim cánh cụt hoàng đế

Trên thực tế, chim cánh cụt chỉ sống ở Nam cực và loài gấu trắng chỉ sống ở Bắc cực. Vì vậy, những chú chim cánh cụt ục ịch không thể là con mồi ngon lành cho những chú gấu khổng lồ.

7. Nơi trú ngụ của ông già Noel

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng ngàn bức thư được gửi tới cho ông già Noel ở Bắc Cực... Thế nhưng, ông già Noel ở chỗ nào ở Bắc Cực. Người Phần Lan tự cho rằng ông già Noel là "công dân" của họ. Nhưng 17788 người Mỹ ở Alaska cũng quảng cáo mã vùng của họ là địa chỉ của ông già Noel. Alaska là vùng sinh sống ưa thích của những chú tuần lộc to lớn, động lực chính của phương tiện di chuyển giúp ông già Noel phát quà trên toàn thế giới.

8. Cuộc chiến của cái lạnh

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ thấp nhất là -89 độ C), cao nhất (độ cao trung bình so với mực nước biển là 2.350), khô hạn nhất (lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm) và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s) trên Trái Đất.

10 điều thú vị về hai vùng cực Những cơn gió vận tốc 100m/s ở châu Nam Cực được mệnh danh là "gió sát thủ"

Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của mùa đông ở Bắc Cực chỉ khoảng -34 độ C, nhưng nó ấm hơn vào mùa hè. Kỷ lục nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận trên Trái Đất là - 89,6 độ C, ghi được vào ngày 21/7/1983 tại trạm Vostok gần cực Nam.

9. Lỗ hổng ở tầng Ozone

Trong khi một lỗ hổng ở tầng ozone Nam Cực đang ngày càng rộng ra, gấp ba lần diện tích bề mặt của Mỹ, thì Bắc Cực cũng đang rơi vào thảm họa tương tự.

Tuy nhiên, có một sự thật là không hề có một lỗ hổng thực sự. Khái niệm "lỗ hổng" ở đây chỉ một vùng khí quyển không chứa ozone, hóa chất giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi tác hại của bức xạ mặt trời.

Sự mất mát ozone ở bán cầu Bắc thấp hơn so với phía Nam bởi vì nhiệt độ của Bắc cực ấm hơn đã giới hạn sự hình thành của lớp mây tầng bình lưu, nguyên nhân gây ra sự phá hủy ozone.

10. Băng tan

Lớp băng đang ngày càng mỏng hơn - đó là lời cảnh báo của các nhà nghiên cứu.

Bắc Cực rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hậu. Nhiệt độ ấm hơn trong suốt những tháng mùa hè làm tan những lớp băng dày 4-5m. Các nhà khoa học còn dự báo rằng, những lớp băng dày tới 3,2 km ở quần đảo Greenland đang tan chảy rất nhanh, khiến nó có thể chỉ còn một nửa vào cuối thế kỷ này.

10 điều thú vị về hai vùng cực
Việc băng tan nhanh hơn so với dự kiến của các nhà khoa học...

Còn với Nam Cực, các nghiên cứu cũng nhận ra, băng đang tan, và không ai muốn điều ấy xảy ra, bởi nếu thế, mực nước biển sẽ tăng tới 60m, một con số không ấn tượng nhưng có thể gây thảm họa trên nhiều phần còn lại của trái đất.

11. Nơi có nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới

Nơi đây sở hữu đến 90% lượng băng của toàn thế giới. Những khối băng ở châu lục lạnh giá này, cũng chính là nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ. Theo các nhà khoa học, nó chiếm đến 70% lượng nước ngọt trên trái đất. Ngoài ra, một tính toán cũng đã chỉ ra rằng, nếu băng ở Nam Cực tan hết, mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng cao thêm khoảng gần 70m so với hiện tại.

12. Hơn 300 hồ lớn tồn tại bên dưới lớp băng

Tính đến nay, hơn 300 hồ nước lớn được xác định dưới lục địa Nam Cực. Những hồ nước này không bị đóng băng nhờ năng lượng địa nhiệt từ dưới lòng đất và trở thành một phần của mạng lưới thủy văn rộng lớn dưới lớp băng dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng các hồ biệt lập này có thể là nơi sinh sống của những vi sinh vật khoa học hiện đại chưa biết đến.

13. Nam Cực là nơi mà tất cả các đường kinh độ gặp nhau, do đó, Nam Cực không có múi giờ cụ thể của riêng nó

Bất kỳ múi giờ nào cũng có thể được sử dụng trên lục địa đặc biệt này.
Bất kỳ múi giờ nào cũng có thể được sử dụng trên lục địa đặc biệt này.

Vì tất cả các đường kinh độ đều hội tụ ở Nam Cực. Do đó, bất kỳ múi giờ nào cũng có thể được sử dụng trên lục địa đặc biệt này. Mặc dù việc chọn múi giờ nghe có vẻ thú vị nhưng nó có thể khá khó hiểu. Vì không có ai sống ở Nam Cực lâu dài nên đây không phải là vấn đề lớn. Vì lợi ích thực tế, múi giờ trên lục địa Nam Cực thường được dựa trên các tuyên bố về lãnh thổ. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu khác dành thời gian ở khu vực này của Nam bán cầu có thể tự do lựa chọn múi giờ phù hợp với họ nhất.

14. Hầu như toàn bộ lục địa Nam Cực được bao phủ trong một tảng băng có độ dày từ 1 dặm đến 2,96 dặm

Thực tế là gần như toàn bộ lục địa Nam Cực được bao phủ bởi một tảng băng khổng lồ dày đến 1 dặm, tại một số địa điểm, nó có thể dày tới gần 3 dặm và điều này thực sự khó tin đối với rất nhiều người. Lớp băng dày này là điều khiến khu vực Nam Cực trở thành nơi khó tồn tại nhất đối với sự sống. Hơn 90% băng trên thế giới, khoảng 29 triệu km3 bị đóng băng ở Nam Cực. Nếu tất cả băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng gần 60 mét!

15. Động vật trên cạn lớn nhất của Nam Cực là một loài côn trùng chỉ dài khoảng 2mm

Trái ngược với suy nghĩ thông thường về chim cánh cụt, hải cẩu và một số sinh vật bí ẩn trên đất liền sinh sống ở Nam Cực, động vật trên cạn lớn nhất có nguồn gốc ở Nam Cực là một loài côn trùng chỉ có chiều dài 2 mm - Belgica.

Loài Belgica
Loài Belgica ở Nam Cực.

Điều này chủ yếu là do môi trường khắc nghiệt của khu vực Nam Cực không thể tồn tại đối với hầu hết mọi sinh vật trên cạn. Mặc dù đôi khi phát hiện thấy chim cánh cụt và hải cẩu trên bờ biển, nhưng chúng không thực sự sống ở đó. Ngay cả những loài chim biển mà chúng ta nhìn thấy trong các bộ phim tài liệu trên truyền hình hoặc Internet cũng chỉ là những "du khách" đơn thuần và không hoàn toàn có nguồn gốc từ Nam Cực.

Lý do tại sao loài Belgica tồn tại được trong khí hậu khắc nghiệt là nó tự đào sâu một cm dưới lớp băng và có thể tồn tại trong đó hơn 10 tháng và nó có thể tồn tại ngay cả khi 70% lượng nước trong cơ thể bị mất!

16. Nam Cực có một trong những vùng nước mặn nhất trên hành tinh này có tên là "Ao Don Juan"

Mặc dù hầu hết mọi thứ chất lỏng đều đóng băng ở Nam Cực, nhưng Don Juan vẫn duy trì được tính lưu động của nó. Ngay cả trong mùa đông, khi khí hậu ở Nam Cực giảm xuống mức -50 độ C thì hồ nước mặn này vẫn tiếp tục ở trạng thái lỏng. Hồ có thể tồn tại qua thời tiết khắc nghiệt vì độ mặn của nó. Don Juan là hồ nước mặn nhất ở Nam Cực, với độ mặn hơn 47%. Hồ này có lượng chất rắn hòa tan cao nhất thế giới. Để so sánh, độ mặn của hồ này cao hơn 18 lần so với các đại dương và 1,3 lần so với Biển Chết.

17. Có một thác nước ở Nam Cực được gọi là "Thác Máu"

Thác máu
 Màu đỏ là do sắt bị oxy hóa, giống như cách sắt chuyển sang màu đỏ thẫm khi bị gỉ.

Mặc dù Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất trên thế giới, nhưng nó cũng có những thác nước một cách bất thường. Một trong những thác nước được tìm thấy ở vùng Thung lũng Khô McMurdo là "Thác Máu". Nghiên cứu do Đại học Alaska Fairbanks thực hiện đã chỉ ra rằng lý do thác nước chuyển sang màu đỏ như máu là do phản ứng của một lượng lớn sắt và natri có trong nước với oxy khi tiếp xúc với không khí. Do đó, màu đỏ là do sắt bị oxy hóa, giống như cách sắt chuyển sang màu đỏ thẫm khi bị gỉ. Cho đến gần đây, người ta tin rằng tảo đã gây ra sự đổi màu của nước.

18. Nếu muốn ở lại Nam Cực, bạn phải được nhổ răng khôn và cắt ruột thừa trước đi tới đó

Vào mùa hè, khoảng 1.000-1.500 người sẽ ở lại khu vực Nam Cực. Hầu hết trong số họ là nhà nghiên cứu và những người khác là nhân viên hỗ trợ và thám hiểm. Phần lớn những người đến thăm đều rời khỏi nơi này ngoại trừ một số nhân viên hỗ trợ và các nhà nghiên cứu quan sát lâu năm. Tuy nhiên, nếu bạn chọn ở đó vào mùa đông, bạn sẽ phải nhổ răng khôn và mổ ruột thừa. Lý do đằng sau yêu cầu nghe có vẻ kỳ lạ này là trong trường hợp khẩn cấp về y tế, bạn không thể sơ tán trong mùa đông. Ngay cả khi bạn đi làm bác sĩ ở Nam Cực, bạn vẫn sẽ phải mổ ruột thừa trước khi lên đường.

Cập nhật: 22/09/2024 Tổng Hợp
  • 432
  • 94.055