Ai Cập cổ đại sụp đổ vì biến đổi khí hậu

  •   43
  • 3.724

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chính hiện tượng biến đổi khí hậu đã mang đến những trận “siêu hạn hán” đẩy vương quốc Ai Cập cổ đại tới vực suy vong cách đây 4.200 năm.

Sau khi phân tích các mẫu vật phấn hoa và than củi có niên đại 7.000 năm tuổi nằm trên dòng sông Nile, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được những bằng chứng về nhiều vụ hỏa hoạn và thất thu mùa màng. Chính những trận siêu hạn hán này đã dẫn tới tình trạng thiếu lượng thực, đẩy người dân tới nạn đói và chết chóc.

Đại kim tự tháp Giza được người Ai Cập xây dựng năm 2.560 - 2.540 trước Công nguyên
Đại kim tự tháp Giza được người Ai Cập xây dựng năm 2.560 - 2.540 trước Công nguyên

Vương quốc Ai Cập cổ đại nằm gần sông Nile đã sụp đổ hoàn toàn cách đây hơn 4.200 năm mà nguyên nhân được giới khoa học hiện đại xác định là do không thích nghi được với hiện tượng biến đổi khí hậu.

Giai đoạn hơn 4.200 năm là thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ của các công trình kim tự tháp song đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ cháy và hạn hán khiến màu màng thất thu và bất ổn xã hội.

Theo nhà nghiên cứu Marcia McNutt công tác tại Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), cách đây hơn 4.000 năm, ngay cả những người thợ xây dựng kim tự tháp cổ đại có sức khỏe tốt cũng trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu.

Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học nhận thấy số lượng phấn hoa đọng lại trên sông Nile giảm mạnh, đồng nghĩa với việc ít cây trồng được canh tác, trong khi đó lượng than củi tăng nhanh trong 4 thời kỳ khác nhau thuộc giai đoạn 3.000 - 6.000 năm trước đây.

Đền thờ Abu Simbel được xây dựng sau một trận siêu hạn hán đã được ghi nhận trong tài liệu địa chất
Đền thờ Abu Simbel được xây dựng sau một trận
siêu hạn hán đã được ghi nhận trong tài liệu địa chất

Một trong những sự kiện tiêu biểu là sự bùng nổ của các trận siêu hạn hán xảy ra cách đây 4.200 trên toàn cầu, dẫn tới nạn đói và là nguyên nhân đặt dấu chấm hết cho vương quốc Ai Cập cổ đại, cũng như tác động lớn tới nhiều nền văn hóa khác nằm trong khu vực Địa Trung Hải.

Những sự kiện trên đã được lưu danh trong các tài liệu lịch sử. Sự kiện đầu tiên xảy ra cách đây 5.000 năm khi quá trình hợp nhất khu vực Thượng và Hạ Ai Cập diễn ra cũng như Vương quốc Uruk - ngày nay là Iraq bị sụp đổ.

Sự kiện thứ hai xảy ra cách đây 3.000 năm tại khu vực phía đông Địa Trung Hải, liên quan tới sự suy vong của vương quốc Ugarit cùng nạn đói tại đất nước Babylon và các vương quốc Syria.

Giáo sư Benjamin Horton tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) nhận định: “Nghiên cứu địa lý đã giải mã được những bí ẩn về khí hậu thời cổ đại, trong khi đó, phấn hoa và vi sinh vật như than củi có thể bổ sung hoặc chứng minh cho những tài liệu khảo cổ đã được ghi nhận hoặc thiếu sót”.

Tham khảo: Daily Mail

Theo Infonet, Daily Mail
  • 43
  • 3.724