Người Việt có câu "người thanh tiếng nói cũng thanh", cho thấy được tầm quan trọng của giọng nói trong giao tiếp. Giọng nói thể hiện tính cách và cảm xúc của bạn từ đó mọi người có thể đánh giá bạn dựa trên giọng nói.
Vì vậy việc có một giọng nói sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Vậy bạn đã biết cách giữ và luyện để có giọng nói thu hút người nghe chưa?
Bí quyết giữ giọng
Giáo sư Norman Hogikyan và cộng sự tại Đại học Michigan, Mỹ, đã tập hợp 10 bí quyết để giữ giọng nói của bạn luôn đẹp.
1. Uống nhiều nước, tránh chất cồn và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn trơn tru. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống háo nước rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận...
2. Tự cho phép giọng nói của mình nghỉ ngơi đôi chút mỗi ngày, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các giáo viên nên nghỉ nói vào giờ giải lao và tìm một chỗ ăn trưa yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với đồng nghiệp.
3. Không hút thuốc. Nếu bạn đã trót rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.
4. Không lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn ào. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị sưng tấy.
5. Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.
6. Chú ý đến cách nói chuyện hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn hơn khi nói.
7. Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh dị ứng hay xoang.
8. Khi ốm, đừng để giọng bị lây. Ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng do cảm lạnh hay viễm nhiễm. Hãy lắng nghe giọng nói của mình.
9. Khi bạn cần phải nói trước công chúng, hay nói ngoài trời, hãy sử dụng loa để tránh phải căng giọng.
10. Giữ ẩm phòng ở và nơi làm việc. Nhớ rằng độ ẩm tốt cho giọng của bạn.
11. Mở điều hòa ở chế độ vừa phải, không quá lạnh, không hát hay nói chuyện trước quạt; ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng. Có chế độ phù hợp để bảo vệ chất giọng của mình.
12. Nói vừa đủ, không nên nói quá nhiều. Các bộ phận trên cơ thể nói chung và dây thanh quản nói riêng đều có những độ bền nhất định. Bạn thấy đau mỏi cơ khi phải vận động nhiều hay thể dục thể thao quá sức, thì dây thanh cũng vậy. Nếu phải nói nhiều, hát nhiều, hò hét thì dây thanh của chúng ta cũng sẽ mệt mỏi vì quá tải. Khi dây thanh quá tải, bạn sẽ có cảm giác hơi tức, kèm theo đau ở vùng giữa cổ thì bạn hãy dừng lại, uống từng ngụm nước nhỏ, chỉ cần làm ướt niêm mạc họng trong 5 phút, tốt nhất là bạn uống các loại vừa giúp bổ sung nước và điện giải như orezol, nước dừa... Cung cấp đủ nước làm ẩm niêm mạc dây thanh quản, phòng tránh tình trạng khô ráp niêm mạc dây thanh, khiến dây thanh cọ vào nhau gây tổn thương và viêm.