10 điều bạn chưa biết về làn da

Bạn có tin rằng có một chiếc áo mỏng, phủ từ đầu đến chân, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi gió, chống thấm nước, vừa chắc chắn nhưng cũng vừa mềm dẻo và không ngừng tự làm mới mình? Ồ! Chiếc áo chính là làn da của bạn đó!

1. Da là bộ phận rộng nhất của cơ thể chúng ta. Nếu trải dài ra, da có diện tích bề mặt lên tới 2 m2, tương đương diện tích của một tấm chăn trải giường bình thường. Da nặng khoảng 3 kg, bằng khoảng 5% trọng lượng cơ thể con người. Da dày từ 0,5 tới 5 cm tùy theo từng bộ phận của cơ thể: mỏng hơn ở những vùng tiếp xúc với môi trường và áp suất; dày hơn ở những vùng luôn tiếp xúc với đồ vật như ở bàn chân.

2. Da cấu tạo gồm 2 lớp. Lớp sừng bên ngoài được gọi là lớp biểu bì, gồm 20-30 hàng tế bào chết xếp chồng lên nhau như mái nhà lợp lá/ ngói (đó là lý do tại sao da có thể co duỗi một cách dễ dàng khi chúng ta vận động). Mỗi ngày, có tới hàng nghìn tế bào tróc khỏi da dưới dạng những vảy vô cùng nhỏ bé (trên đầu, đôi khi chúng tồn tại dưới dạng gàu bám trên tóc), tuy nhiên hiện tượng này không làm mòn da bởi những tế bào mất đi đó liên tục được thay mới bởi lớp mầm cơ bản bên trong.

Các tế bào mới được sinh ra cùng với chất sừng- một loại protein khó hấp thụ, có khả năng chịu đựng tốt với những biến thể của nhiệt độ và độ ẩm. Loại protein đó chính là thành phần chính trong các móng tay, móng, guốc, lông vũ, tóc và sừng (bao gồm cả rhino- mũi). Một tế bào mới mất từ 3 đến 4 tuần để đi được ra đến lớp ngoài cùng của da (vòng đời của một tế bào). Theo cách này, chúng ta mất đi khoảng 18 kg trong suốt cuộc đời.

Cấu tạo da người (Ảnh: Nlm.nih.gov)

Nếu lớp biểu bì bị cắt hoặc thâm tím, da sẽ tự động làm lành mà không hề để lại vết sẹo nào.

3. Dưới lớp biểu bì là các tế bào sắc tố (melanocytes). Những tế bào này sản sinh các sắc tố melanin (hắc tố) giúp cơ thể chống lại tia cực tím. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào sắc tố sản sinh ra melanin làm cho da trở nên tối hơn: hiện tượng chúng ta bị rám nắng. Tiếp đó, các tế bào này dịch chuyển lên lớp da phía ngoài và tróc theo cùng các tế bào keratin (sừng), đó là lý do tại sao vết rám nắng dần mất đi.

Da tối hơn đồng nghĩa với lượng sắc tố nhiều hơn. Những người có làn da trắng hơn thường dễ bị cháy nắng, bởi vì lượng melanin trên da ít- không chống được tia cực tím do ánh nắng gây nên.

4. Lớp thứ 2 được gọi là lớp da. Phần bên trên có chứa collagen và elastin, các protein làm cho da mềm dẻo và linh hoạt. Khi trở nên có tuổi, những vật liệu protein này cũng bị thoái hóa dần. Và khi chúng kết hợp với sự sản sinh của lớp mỡ dưới da (sebum) tạo nên những nếp nhăn.

Lớp da chứa rất nhiều mạch máu. Lớp này co giãn để bơm đầy các mạch khi cơ thể chúng ta ấm áp. Điều này làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Đó là lý do giải thích tại sao chúng ta thường đỏ mặt khi trời nóng.

Khi trời lạnh, các mạch máu của lớp da co hẹp lại, hạn chế nhiệt mất đi, và da trở nên xanh xao hơn. Khi da bị thương, máu đông lại, bịt lấy vết thương ngăn không cho cơ thể mất thêm máu và tránh được sự xâm nhập của vi trùng.

5. Lớp da cũng là nơi tập trung rất nhiều đầu dây thần kinh. Những đầu dây này có thể phát hiện những tiếp xúc nhỏ. Những đầu dây đơn giản giúp cảm thụ vết thương ăn sâu vào lớp biểu bì. Đầu ngón tay là nơi da có độ nhảy cảm tốt nhất trên cơ thể.

6. Sâu phía dưới lớp da là các tuyến mồ hôi. Mồ hôi có vai trò làm giảm nhiệt độ của da, loại bỏ các độc tố (chúng ta đổ mồ hôi thậm chí cả trong những ngày thời tiết lạnh!) và thải lượng muối thừa (đó là lý do tại sao mồ hôi có vị mặn). Chúng ta sản xuất ra trung bình mỗi ngày từ 250 đến 500 ml mồ hôi và có thể đến 2 lít trong những ngày thời tiết nóng bức. Một người có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi, nặng khoảng 100 gam. Chúng thường tập trung trên bề mặt, nách, lòng bàn chân và lòng bàn tay. Có khoảng 350 tuyến mồ hôi trên một cm2 lòng bàn tay; 200 trên 1 cm2 trên phía mu bàn tay.

Mồ hôi cũng giúp nắm bắt các vật trơn trượt được dễ dàng hơn. Người ta tin rằng đây là lý do chính giải thích tại sao các loài động vật linh trưởng giữ tuyến mồ hôi; tại sao rất nhiều loài động vật có vú lại mất tuyến này: Tuyến mồ hôi giúp leo cây.

7. Lớp da cũng là nơi bám của nhiều nang tóc (rễ, phần thân và da). Các tuyến nhờn từ lớp da sản sinh ra chất nhờn, chất trơn giúp bôi trơn da và tóc. Không có chất nhờn, da sẽ nhanh chóng bị khô và đóng vảy, mất khả năng đề kháng. Mỗi một sợi tóc đều có một sợi cơ đặt trong lớp da.

Khi bị lạnh hoặc sợ hãi, các cơ này co lại, làm dựng tóc, hình thành nên hiện tượng da gà.

8. Dưới lớp da, có một loại mô béo, thực hiện chức năng như một màng ngăn cách giúp cơ thể tránh được những thay đổi của nhiệt độ: nó ngăn không cho hiện tượng mất nhiệt xảy ra, bảo vệ cơ thể không bị lạnh. Khi cần, cơ thể sử dụng những mô béo này như là một nguồn cung cấp năng lượng. Tất cả những “thức ăn thừa” được đặt ở đây.

9. Trong khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vitamin D được hình thành dưới da.

10. Da giúp bảo về cơ thể khỏi gió, mưa, thay đổi của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời lớn và các vi trùng gây bệnh.

Bùi Thành

Theo Softpedia, Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video