10 loài mới đặc sắc nhất 2014

Viện Lâm nghiệp quốc tế chuyên tìm kiếm những loài động thực vật mới trên thế giới hợp tác với Trường đại học New York (Mỹ) vừa công bố danh sách 10 loài mới đặc sắc nhất năm 2014.

Nhằm đánh giá và tạo điều kiện trong việc bảo tồn các loài quý hiếm mới vừa được phát hiện, Viện Lâm nghiệp quốc tế cùng các nhà sinh vật học thuộc Đại học New York đã quyết định chọn ra những loài mới, đặc sắc nhất mỗi năm. Đồng thời kêu gọi các ban ngành chung tay bảo vệ, tránh tình trạng tuyệt chủng những loài quý hiếm, khó tìm thấy trong tự nhiên.

Theo ông Quentin Wheeler - giám đốc Viện Lâm nghiệp quốc tế, những loài động vật mới được tìm thấy chỉ là một phần nhỏ trong số các loài chưa được biết đến. Hiện nay, giới khoa học chỉ phát hiện và mô tả được gần hai triệu loài. Mặc dù theo dự đoán, con số đó có thể lên đến 50 triệu loài nếu tính cả các loài vi khuẩn cổ, trong đó có khoảng 12 triệu loài thực vật, động vật và nấm.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển khoa học kỹ thuật, trung bình một năm các cơ quan chức năng tìm thấy 17.000-18.000 loài mới. Tuy nhiên, dưới tác động của ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi, điều kiện sống của các loài bị thu hẹp… con số này có xu hướng giảm, thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng trước khi được con người biết đến.

Danh sách 10 loài mới đặc sắc năm 2014 bao gồm:

1. Gấu mèo Tây bán cầu đứng đầu danh sách 10 loài mới năm nay. Đây cũng là một trong những phát hiện hiếm nhất thế kỷ 21. Loài động vật này thuộc đại gia đình Procyonidae, cùng họ với gấu trúc ở Trung Quốc hay các loài coatis, kinkajous và olingo. Gấu mèo Tây bán cầu (tên khoa học là Carnivorous Olinguito) sống trong những khu rừng rậm quanh năm mây phủ của Colombia.


Gấu mèo Tây bán cầu đứng đầu danh sách 10 loài mới năm nay, đây cũng là một trong những phát hiện hiếm nhất thế kỷ 21 - (Ảnh: National Geographic)

2. Loài hải quỳ biển mới - tên khoa học là Edwardsiella andrillae, được phát hiện ở khu vực hang động thuộc dãy băng đá Rose (Nam Cực), có đến 20 xúc tu. Đây là loài hải quỳ đầu tiên có thể phát triển trong băng.

3. Loài tôm xương, dài khoảng 2-3mm, được phát hiện tại một hang động trên đảo Santa Catalina, California.

4. Tắc kè nguyên thủy “Saltuarius eximius” dài khoảng 11,5cm với cái đuôi hình chiếc lá. Chúng sống trong khu rừng mưa bị cô lập ở khu vực Cape Melville, Úc.


Tắc kè Saltuarius eximius. (Ảnh: sci-news.com)

5. Loài sinh vật đơn bào khổng lồ dài 5cm, được gọi là Spiculosiphon oceana, có hình dạng như miếng bọt biển.

6. Loài côn trùng có kích thước nhỏ đến ngạc nhiên, có tên khoa học là Tinkerbella nana, tìm thấy ở khu rừng nhiệt đới Costa Rica. Chúng thuộc loại ong bắp cày chalcid, thường ký sinh trên những quả trứng, ấu trùng của các loài côn trùng khác. Vì có đôi cánh nhỏ, mỏng và tua dài nên nó còn được gọi là “ruồi tiên”.

7. Siêu vi khuẩn tí hon được tìm thấy trong căn phòng siêu sạch tại Trung tâm vũ trụ Kennedy. Khi kiểm tra mẫu không khí, các nhà khoa học NASA bất ngờ phát hiện một loài vi khuẩn có tên Teriscoccus phoenicis, chúng chỉ sống ở những môi trường nghèo dinh dưỡng.

8. Loài ốc kỳ lạ có vỏ ngoài trong suốt như thủy tinh, sống ở khu vực hang động sâu nhất tại Croatia. Chúng có tên khoa học là Zospeum tholussum, thuộc họ ốc đất. Mỗi tuần chúng chỉ di chuyển vài mm.


Ốc có vỏ trong suốt như thủy tinh. (Ảnh: natureworldnews.com)

9. Giống cây thanh long mới có tên khoa học là Dracaena kaweesakii, được tìm thấy ở Thái Lan, cao đến 12m.

10. Một loại nấm gỉ có tên khoa học là Pennicillium vanoranjei.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video