20 giai đoạn cần biết khi say xỉn

Hiểu biết là bước đầu tiên để chấp nhận sự thật… rằng ta đã say.

1. Khi uống rượu, chất cồn chủ yếu được hấp thụ thông qua thành ruột non và phân tán khắp cơ thể qua đường máu. Tốc độ hấp thụ phụ thuộc lượng bia rượu nạp vào và lượng thức ăn đã ăn trước đó.

2. Một phần cồn sẽ đi tới não, và ảnh hưởng đến các chất truyền dẫn thần kinh mà các tế bào não sử dụng để giao tiếp như glutamate và GABA.

3. Giao tiếp giữa các tế bào thần kinh trở nên chậm hơn nên nhận thức về sự việc xung quanh cũng ít hơn.

4. Suy nghĩ được điều chỉnh nhờ vào sự gia tăng chất dẫn truyền thần kinh GABA.

5. Suy nghĩ trở nên rõ ràng, nhưng không nhiều lắm.

6. Khi nồng độ cồn trong máu tăng lên, bạn có thể nói chậm lại một chút và gặp rắc rối với sự thăng bằng, độ linh hoạt và sự chú ý.

7. Càng nhiều cồn, những điều này càng tồi tệ. Đến cuối cùng bạn sẽ quên hoàn toàn vào ngày hôm sau. Việc lãng quên này cũng có thể là điều tốt.

8. Và tất nhiên, kỹ năng ra quyết định có thể không bị ảnh hưởng chút nào vào thời điểm này.

9. Uống rượu không hoàn toàn xấu! Uống một chút trước khi đi ngủ đã được chứng minh là giúp ngủ nhanh hơn và tăng độ sâu trong nửa đầu giấc.

10. Mặc dù điều đó có nghĩa là bạn có thể sẽ ngủ chập chờn hơn trong nửa giấc sau.

11. Ngày tiếp theo đầy nôn nao. Sự mất nước, giải rượu, và các chất độc được tạo ra khi gan phân hủy rượu đều góp phần mang lại cảm giác tồi tệ cho cơ thể sau một đêm thăng hoa.

12. Khi uống rượu, cơ thể sẽ bài tiết nhiều chất lỏng hơn bình thường, do đó gây mất nước.

13. Cồn khiến cho các mạch máu nở ra, gây ra chứng đau đầu. Và nó cũng kích thích niêm mạc dạ dày nữa.

14. Chất cồn được xử lý trong gan, tạo ra một loại hoạt chất độc hại có tên acetaldehyde. Nếu tăng tốc độ uống, chất này sẽ bị vỡ ra ngay lập tức.

15. Nếu uống quá nhiều, cơ thể không thể xử lý tất cả acetaldehyde sẽ khiến nó sẽ tích tụ dần, dẫn đến đau đầu, buồn nôn và ói mửa.

16. Để giảm bớt nôn nao cần hạn chế sự mất nước. Tốt nhất là nên uống theo công thức một cốc rượu - một cốc nước lọc. Nếu không thể kiểm soát điều này trong cuộc nhậu, ít nhất hãy uống một ít nước trước khi đi ngủ.

17. Rượu có màu tối như whisky có chứa nhiều độc tố là sản phẩm của quá trình lên men, hơn là loại rượu sáng màu như vodka. Những độc tố này dễ khiến cơ thể cảm thấy nôn nao nhiều hơn.

18. Lượng đường trong máu có thể giảm, vì vậy hãy ăn sáng tươm tất vào ngày hôm sau.

19. Tốt hơn hết là nên ăn trước khi uống. Chất béo có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ cồn.

20. Thêm một chút (rất nhỏ) rượu vào ngày hôm sau sẽ làm giảm bớt các triệu chứng trong một khoảng thời gian, nhưng tất cả những triệu chứng khó chịu sẽ xảy ra là không thể tránh khỏi.

Và tình trạng nôn nao đến cuối cùng có thể sẽ tồi tệ hơn, bởi cơ thể càng mất nhiều nước hơn, gan sẽ càng phải làm việc nhiều hơn.

Vì vậy, nếu thỉnh thoảng bạn có quá chén… Ít nhất bây giờ bạn đã biết chính xác nguyên nhân tại sao bạn cảm thấy như vậy rồi đó.

Cập nhật: 07/02/2019 Theo Soha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video