4 điều cấm kỵ khi giải rượu

Nước chanh không có tác dụng giải rượu vì nó là axit. Khi đó, nước chanh dễ làm tổn thương dạ dày bởi các quý ông uống rượu ít khi ăn cơm hay các chất tinh bột.

Cứ say rượu là uống nước chanh đá

Anh Vũ Quốc Công trú tại Hoàng Mai, Hà Nội, tâm sự, mỗi lần uống rượu về là anh lại uống một ly nước chanh đá. Anh nghĩ đó là cách giải rượu tốt nhất.

Gần đây, khi đi khám, bác sĩ phát hiện anh có một vết loét to ở dạ dày. Bác sĩ cho hay, thủ phạm chính là ly nước chanh anh hay uống mỗi khi say rượu.

Không chỉ anh Công mà rất nhiều người tin rằng khi uống bia, rượu đã ngà ngà thì nên uống tiếp cốc nước chanh để nhanh tỉnh rượu.

Chị Lê Hường trú tại Khâm Thiên, Hà Nội lúc nào cũng tự hào vợ đảm. Chồng chị làm kinh doanh, tiếp khách tuần vài ngày. Hôm nào anh cũng về nhà trong tình trạng say, mệt nhũn vì rượu.


Nước chanh không có tác dụng giải rượu mà nó là axit.

Thương chồng, chị Hường lại đi lấy chanh, mật ong rồi pha nước để anh uống với hi vọng giã rượu nhanh hơn. Đến khi chồng chị đi viện khám vì men gan tăng cao, chị Hường hỏi bác sĩ về cách cho chồng uống nước chanh sau khi uống rượu, bác sĩ khẳng định đây là cách hại chồng chứ không phải yêu chồng. Với cách làm này, chị có thể làm tổn thương dạ dày, thực quản của chồng.

Tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, anh Trần Văn D. 43 tuổi, trú Thành Trì, Hà Nội bị ngộ độc rượu ethanol được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện từ hai hôm trước.

Người nhà cho biết, sau khi uống rượu say, anh nằm ngủ, không ăn uống gì. Chỉ khi mẹ anh lên kiểm tra, thấy con thở yếu, người có dấu hiệu lả đi, gia đình vội vàng đưa đi viện.

Vợ anh kể lại, như mọi lần chồng đi uống rượu về, uống xong cốc nước chanh, cả nhà yên tâm là giải rượu xong, nên để yên cho anh ngủ. Nào ngờ anh bị ngộ độc rượu.

Chỉ cần đánh từ khoá "giải rượu nhanh", rất nhiều chị em chia sẻ bí quyết uống nước chanh đá. Không ít mẹ bỉm sữa cũng thử cách này cho chính mình, thấy dễ chịu, nên coi đó là biện pháp giải rượu nhanh nhất.

Bia rượu là thứ thức uống không thể thiếu trong các ngày vui như lễ tết, liên hoan... Tuy nhiên cũng có có rất nhiều người vì vui hết mình mà đã quá chén, khiến cơ thể rơi vào trạng thái say, làm cho cuộc vui nhanh tàn.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thói quen uống rượu xong uống nước chanh rất phổ biến, không chỉ cánh mày râu mà ngay cả chị em phụ nữ cũng tin thế.


Cồn trong dạ dày gặp thêm axit sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu có thể gây loét dạ dày.

Theo bác sĩ Nguyên, rất nhiều người phải nhập viện sau khi uống rượu say lại làm thêm cốc nước chanh. Nước chanh không có tác dụng giải rượu mà nó là axit. Khi đó, nước chanh dễ làm tổn thương dạ dày bởi các quý ông uống rượu ít khi ăn cơm hay các chất tinh bột. Cồn trong dạ dày gặp thêm axit sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu có thể gây loét dạ dày.

Khi say rượu, bất cứ ai cũng phải nhớ 4 KHÔNG:

  1. Tuyệt đối không uống nước chanh
  2. Không gây nôn.
  3. Không ra ngoài gió nhanh.
  4. Không uống thuốc giải rượu.

Bởi vì khi uống rượu say cố tình gây nôn, thức ăn rất dễ sặc vào phổi có thể gây viêm phổi, suy hô hấp.

Không ra ngoài nhanh vì lúc đó mạch máu đang giãn và ra ngoài gặp thời tiết thay đổi có thể gây choáng, gây bất tỉnh.

Không được uống thuốc giải rượu vì nghiên cứu hiện nay của y học chưa có loại thuốc nào giải được rượu hay giảm được cơn say rượu.

Cập nhật: 25/01/2017 Theo infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video