5 loại âm thanh khiến con người phát sợ

Tiếng móng tay kin kít trên bảng đen là một trong 5 loại âm thanh khiến người nghe khó chịu nhất. Một nghiên cứu mới đã phát hiện sự tương tác giữa vỏ não thính giác và hạch hạnh nhân để tìm ra cơ chế lý giải cho hiện tượng này. Nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Newcastle và Wellcome Trust.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng có thể hạch hạnh nhân đóng vai trò điều chỉnh trực tiếp vỏ não thính giác phản ứng lại những âm thanh gây khó chịu. Vỏ não thính giác có trách nhiệm xử lý các kích thích âm thanh và hạch hạnh nhân - hạch có hình dáng quả hạnh nhân - có trách nhiệm xử lý các cảm xúc.

Hạch hạnh nhân đóng vai trò quan trọng và bất biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó tạo ra những ký ức về các nguyên nhân tạo nên cảm xúc, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta biết được cái gì thú vị nên mong đợi và cái gì khó chịu và nguy hiểm cần phải tránh (ví dụ thú dữ, thức ăn độc hại). Nếu không có hạch hạnh nhân, con người vẫn cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại một chuyện bối rối nào đó đã xảy ra nhưng không thể nhớ được toàn bộ câu chuyện.

Một khảo sát nhỏ trên 13 người cho thấy có 5 loại âm thanh mà người tham gia thấy rất khó chịu gồm:

  • Tiếng dao va chạm chai thủy tinh
  • Tiếng nĩa va chạm ly
  • Tiếng viên phấn rít trên bảng đen
  • Tiếng thước gõ trên chai thủy tinh
  • Tiếng móng tay kin kít trên bảng đen

Từ kết quả khảo sát này, có thể kết luận rằng con người có khuynh hướng ghét kính và bảng đen.

Một điều thú vị là tất cả những âm thanh khó chịu đều nằm trong khoảng từ 2000 đến 5000 hertz (một đơn vị đo cường độ âm thanh). Tiếng la hét của con người cũng nằm trong phạm vi cường độ này. Tiếng khóc của trẻ con thường được nói đến như là ví dụ về một trong những âm thanh gây khó chịu nhất.

Ngoài những âm thanh khiến chúng ta dựng tóc gáy ở trên, còn có những âm thanh khiến người nghe muốn "phát điên":

  • Tiếng nôn ọe: Đôi lúc, chỉ cần nhìn, ngửi hoặc ăn phải thức ăn không phù hợp (có độc, không hợp khẩu vị) cũng gây cảm giác buồn nôn. Do đó, có thể nói nôn là một phản ứng bảo vệ cơ thể.
  • Tiếng micro "hú" (feedback): Tiếng "hú" gây cảm giác nhức nhối và khó chịu với người nghe, đặc biệt với những người làm nghề có liên quan đến âm thanh.

  • Tiếng bánh tàu hỏa trên ray: Đó là tiếng động phát ra khi tàu hỏa giảm tốc, hãm phanh, bánh tàu bằng kim loại sẽ ma sát với đường ray. Tiếng động này có thể thực sự gây khó chịu cho những người sống ở những khu vực lân cận đường tàu. Và có lẽ với những người không tiếp xúc thường xuyên, thoạt nghe cũng có thể cảm thấy gai người.
  • Tiếng gỉ sét: Quả thực, tiếng kẽo kẹt khi cửa mở đột ngột có thể khiến một số người đứng tim.
  • Tiếng của người mới tập chơi violin: Nhưng nếu phải nghe tiếng violin từ một người mới tập chơi hay chơi dở tệ thì quả là thảm họa, vì lúc đó tiếng nhạc không khác gì tiếng cọ sát của kim loại.

Đây là bức ảnh đầu tiên chụp được lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng

Người Nhật chạm trán với UFO?

6 thói quen làm nên sự khác biệt giữa chúng ta và người giàu

Cập nhật: 13/06/2020 Theo Xã Luận/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video