7 thay đổi nếu Trái đất ngày càng nóng lên

Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng lên, rừng mưa nhiệt đới Amazon có thể thành sa mạc, quốc đảo Maldives có thể biến mất vĩnh viễn, còn sa mạc Sahara sẽ trở nên xanh tươi... Điều đáng lo là khủng bố và tội phạm có nguy cơ gia tăng trên toàn cầu.

1. Rặng san hô ngầm Great Barrier Reef có thể biến mất sau 20 năm nữa

Kỳ quan thiên nhiên thế giới của Úc sẽ hoàn toàn ngừng phát triển trong khoảng vài chục năm tới, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu nước này. Nguyên nhân được xác định do thay đổi khí hậu và cả sự tác động của bàn tay con người.

Một khi lượng carbon dioxide đạt mức mức dự đoán trong khoảng giữa năm 2030 - 2060, tất cả các rặng san hô sẽ chết hoặc tuyệt chủng. Charlie Veron, nguyên giám đốc Học viện khoa học hàng hải Úc, phát biểu trên tờ Times: “Không còn một một lối thoát nào, Great Barrier Reef có thể bị biến mất sau hơn 20 năm nữa hoặc lâu hơn một chút.”

2. Rừng mưa nhiệt đới Amazon có thể thành sa mạc

Với hàng triệu loài động thực vật đặc biệt và có tới một phần năm nước ngọt của thế giới. Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự nóng lên của toàn cầu và nạn phá rừng đã làm biến đổi quy luật của rừng. Cứ theo đà biến đổi như hiện nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: “Rừng Amazon sẽ không còn xuất hiện vào năm 2050”.

3. Sa mạc Sahara trở nên xanh tươi

Các nhà khoa học đang nhận thấy những tín hiệu vui khi sa mạc Sahara và những vùng lân cận đang trở lên xanh tươi nhờ có lượng mưa gia tăng. Nếu duy trì lâu dài, lượng mưa này có thể nó sẽ tiếp sinh khí cho vùng đất bị tàn phá bởi khô hạn này. Và người nông dân có thể khai hoang để biến thành nông trang trồng trọt.

Khuynh hướng co sa mạc này được hỗ trợ bởi mô hình biến đổi khí hậu, mà ở đó người ta dự đoán với những điều kiện thuận lợi sa mạc Sahara sẽ trở lại thành một thảm thực vật xanh tốt như 12.000 năm trước đây.

4. London và New York có thể biến mất dưới mực nước biển năm 2100

Theo tờ Timesonline, vào cuối thế kỷ này, hai thành phố London (Anh) và New York (Mỹ) có thể bị lũ lụt, nhấn chìm trong nước biển. Những nghiên cứu cho rằng sự nóng lên toàn cầu khiến mực nước biển lên cao hơn dự kiến, khoảng 6m đến năm 2100. Và hàng triệu người sẽ phải sống trong những nơi ngập lụt nuy hiểm.

5. 2.000 hòn đảo của Indonesia có thể biến mất

Theo Chinaview, có ít 2.000 đảo nhỏ của Indonesia có thể biến mất năm 2030 như một hệ quả của hoạt động gây tổn hại về môi trường và khai thác quá mức. Nước Indonesia đã mất 24 đảo trong hơn 17.500 đảo của mình.

6. Toàn cầu nóng lên làm gia tăng khủng bố và tội phạm

“Toàn cầu nóng lên có thể làm tăng khả năng tranh chấp, đấu tranh, nghèo đói ở khắp các quốc gia trên thế giới. Tỉ lệ di cư tăng cao và tạo cơ hội cho khủng bố, tội phạm phát triển”, chủ tịch hội đồng tình báo quốc gia Mỹ phát biểu trên CNN. Nhiều quốc gia sẽ chịu áp lực lớn về số người tị nạn do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiều người sẽ có thể biến thành tội phạm, khủng bố vì biến đổi khí hậu.

7. Quốc đảo Maldives có thể biến mất vĩnh viễn

Đây là quốc đảo gồm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ. Hai mươi đảo san của Maldives bao quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ xinh đẹp. Nếu mực nước biển cứ dâng lên như hiện nay. Theo Spiegel, các nhà khoa học cho rằng các quốc gia thấp và ven biển sẽ còn khoảng 100 năm nữa trước khi nó hoàn toàn biến mất vào đại dương.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video