Bí quyết của những người rất ít khi bị ốm

Nếu bạn muốn được như những người rất ít khi bị ốm thì nên biết đến những bí quyết như tắm nước lạnh, ăn sữa chua, không ngồi lâu, có nhiều bạn...

Dưới đây là 8 thói quen giúp bạn luôn khỏe mạnh và rất ít khi bị ốm.

1. Không ngồi lâu một chỗ

Ngồi lâu một chỗ sẽ "rất bất lợi cho sức khỏe của bạn cho dù bạn có thường xuyên tập thể dục tại chỗ bạn ngồi", đây là quan điểm của Gene Stone, tác giả của cuốn sách "Bí mật của những người không bao giờ bị bệnh". Thực tế đúng như vậy. Những người làm công việc hành chánh, văn phòng, ngồi máy tính… do phải ngồi lâu nên cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm...

Ngồi lâu một chỗ khiến cho thức ăn dung nạp vào cơ thể sẽ không được đốt cháy hết và sẽ tích tụ, làm cho dạ dày, ruột không được nghỉ ngơi, về lâu dài dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Rất nhiều người làm việc ngồi một chỗ bị tình trạng đau cổ, đau gáy, vai, đau thắt lưng do máu không lưu thông.

Vì vậy, những người biết quan tâm sức khỏe của mình là những người thường xuyên vận động cho dù đang ở chỗ làm. Họ có thói quen đứng lên, đi lại sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc mệt mỏi.

2. Tắm nước lạnh

Tắm nước lạnh có tác dụng cải thiện lưu thông máu, tăng cường lưu thông dưới da, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn giúp bạn khỏe mạnh. Ngoài ra, tắm nước lạnh còn giúp cải thiện tâm trạng và tiếp thêm sinh lực cho cơ thể của bạn.

Một nghiên cứu của những người thường xuyên đi bơi tại Berlin cho thấy tiếp xúc với nồng độ nước lạnh cũng là một cách tự nhiên giúp tăng cường hiệu quả của các chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Trong trường hợp bạn không thể chịu được nước lạnh quá thì cũng không nên tắm nước quá nóng.

3. Mở rộng quan hệ xã hội

Những người có mối quan hệ xã hội tốt thường có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ít có nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể, theo nghiên cứu của Thụy Điển. Cũng theo nghiên cứu này, những người có ít hoặc không có bạn thân sẽ có nguy cơ đau tim cao hơn những người có nhiều bạn tới 50%.

Sở dĩ mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn là do bạn có thể dễ dàng chia sẻ tâm tư với nhiều người để giải tỏa tâm lý và tránh được những cơn căng thẳng không cần thiết.

4. Ăn tỏi hàng ngày

Tỏi có tác dụng làm giảm huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể, đẩy lùi được bệnh nhiễm trùng vi khuẩn tụ cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ... vì vậy, ăn tỏi chính là một cách giúp con người khỏe mạnh.

Trong thực tế, các nhà khoa học từ Đại học Tây Úc cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ tỏi hàng ngày sẽ giảm 50% nguy cơ bị ốm so với những người ít ăn tỏi. Nếu muốn khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy ăn tỏi sống hoặc chín tùy sở thích của bạn.

5. Ngủ trưa

Chỉ cần một vài phút ngủ trưa cũng giúp cơ thể bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng và tăng cường hiệu quả chống lại bệnh trong cơ thể. Ngủ chợp mắt buổi trưa cũng làm cho các tế bào miễn dịch tăng lên, giảm nguy cơ canxi tích tụ trong động mạch tim và hạn chế việc sản xuất hormone có hại trong cơ thể. Các hormone này xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm và chúng sẽ khiến cho cơ thể mất đi khả năng tự sửa chữa các tế bào bị thiệt hại trong cơ thể.

Vì vậy, để khỏe mạnh, bạn hãy tranh thủ ngủ trưa một chút trong khoảng thời gian 1-3 giờ chiều vì thời gian này là lý tưởng nhất để cơ thể bạn phục hồi và lấy lại năng lượng cho buổi chiều, tối.

6. Tập yoga

Yoga là một trong những phương pháp tập luyện có tác dụng điều hoà công năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, làm cho hệ thần kinh thông suốt, khí huyết trở nên dồi dào, mọi quan hệ trên, dưới, trong ngoài thêm gắn bó, giúp cơ thể thích nghi tốt với biến đổi của môi trường bên ngoài. Luyện Yoga còn giúp cho cơ thề bồi đắp chính khí, phục hồi và duy trì cân bằng âm dương.

Thường xuyên tham gia vào các buổi tập yoga cũng có thể đảo ngược một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và béo phì.

7. Cắt giảm lượng calo vào cơ thể

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn ít có "tác động tích cực đối với sức khỏe tổng thể" và "một chế độ ăn uống hạn chế calo thừa trong cơ thể sẽ giúp bạn giảm 25% nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, giảm cholesterol...".

Tuy nhiên, nếu ăn uống quá kham khổ để giảm calo, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng, vitamin. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần chú ý trong chuyện ăn uống, vẫn ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng với một lượng vừa phải.

8. Ăn sữa chua hàng ngày

Chế phẩm sinh học này có chứa nhiều vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Nó có tác động có lợi tới đường tiêu hóa và cũng có tác dụng giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Đó chính là lý do tại sao những người khỏe mạnh thường có thói quen ăn sữa chua hàng ngày.

9. Thường xuyên mát-xa cơ thể


Mát-xa có khả năng làm giảm lo lắng, huyết áp và nhịp tim.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, mát-xa có khả năng làm giảm lo lắng, huyết áp và nhịp tim. Điều này cũng là một yếu tố quan trọng giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Bất kì một loại mát-xa nào cũng đều tốt cho sức khỏe, miễn là dùng một lực vừa phải. Không nên dùng lực quá nhẹ hoặc quá mạnh, nếu không cơ thể sẽ bị đau.

Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ là chúng ta nên mát xa với tần suất như thế nào. Nhưng theo những chuyên gia y học, thì mát xa 1 lần/tháng hoặc nhiều hơn thì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

10. Dùng gừng

Từ lâu gừng đã được biết đến như một "thần dược" tốt cho những người mắc bệnh đường ruột, kể cả táo bón. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết trong gừng chứa nhiều hợp chất kích thích tiêu hóa và cải thiện đường ruột.

Gừng có thể được sấy khô, nghiền thành bột hay nấu chín,… nhưng thêm vào trà hoặc ăn trực tiếp là tốt nhất.

11. Rửa tay thường xuyên


Rửa tay là phương pháp cơ bản nhất để phòng bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, rửa tay là phương pháp cơ bản nhất để phòng ngừa các bệnh cảm lạnh.

Hãy rửa bằng xà phòng thường xuyên với nước ấm trong ít nhất 20 giây. Chà mạnh tất cả các bộ phận của tay, không chỉ lòng bàn tay mà còn phải chú ý đến các móng tay. Sau đó lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn mặt khô.

12. Bổ sung vitamin C và kẽm

Vitamin C là chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormone. Đặc biệt, vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa quan trọng.

Kẽm tham gia vào nhiều quá trình sinh học quan trọng trong cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến huyết áp thấp, tăng trưởng xương chậm, chán ăn, và thậm chí là mất khứu giác.

Như vậy, khi bổ sung cả vitamin C và kẽm thì cơ thể sẽ nhân đôi sức đề kháng, giúp vết thương mau lành, đặc biệt trong việc tăng cường trẻ hóa làn da, tái tạo những vùng da mới.

Cập nhật: 07/11/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video