12 hòn đảo tử thần trên thế giới

Thế giới những hòn đảo thật đa dạng, phong phú và có nhiều lúc khá bí hiểm. Dưới đây là tám hòn đảo được mệnh danh là "tử thần" trên thế giới.

>> Những hòn đảo toàn động vật trên thế giới

>> Bí ẩn hòn đảo tuyệt đẹp mang lời nguyền chết chóc

1. Đảo Ilha da Queimada, Brazil

Đảo Ilha da Queimada, hay còn gọi là đảo Rắn, nằm ngoài khơi bờ biển của Brazil và là nơi có hàng nghìn con rắn lục với nọc độc nguy hiểm và nhiều loài rắn nhỏ khác. Hiệntại, Hải quân Brazil đã cấm mọi người đặt chân lên hòn đảo này.

2. Miyake-Jima, Nhật Bản

Thuộc quần đảo Izu của Nhật Bản, đặc điểm nổi bật nhất của hòn đảo Miyake Jima là ngọn núi lửa Oyama vẫn đang hoạt động. Kể từ đợt nổ gần đây nhất vào năm 2005, núi lửa này liên tục rò rỉ khí độc hại, lượng lưu huỳnh tăng cao trong không khí khiến người dân phải đeo mặt nạ khí mọi lúc, mọi nơi khi có còi báo động.

3. Đảo Saba, Tây Ấn Hà Lan

Hòn đảo nhỏ bé Saba đã bị ảnh hưởng bởi những cơn bão nghiêm trọng trong hơn 150 năm qua.

4. Đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall

Di sản thế giới này nguy hiểm vì bức xạ hạt nhân và cá mập. Từ năm 1946 đến 1958, hòn đảo là nơi diễn ra cuộc thử nghiệm hơn 20 loại vũ khí hạt nhân của Hoa Kì. Năm 1997, mặc dù đã được tuyên bố là "an toàn" nhưng không ai muốn trở lại đây sinh sống. Hơn nữa, tại vùng biển quanh đảo có rất nhiều vụ đắm tàu xảy ra.

5. Đảo Gruinard, Scotland

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hòn đảo nhỏ phía bắc Scotland này đã được chính phủ Anh sử dụng để thử nghiệm vũ khí sinh học. Những cuộc thí nghiệm đã được thực hiện trên hòn đảo không có người sinh sống bằng cách sử dụng vi khuẩn bệnh than, tiêu hủy hàng trăm con cừu. Hòn đảo bị cách ly với những khu vực khác trong nhiều năm. Đến những năm 80 của thế kỷ 20, hòn đảo này được khử độc bằng cách rải hàng trăm tấn pho-man-đê-hit (formaldehyde) - một chất độc hại khác.

6. Quần đảo Farallon, Mỹ

Từ năm 1946 đến năm 1970, vùng biển xung quanh quần đảo Farallon, San Francisco đã được sử dụng như một bãi chứa chất thải hạt nhân. Nguy cơ chính xác gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa rõ ràng, việc di dời những chất thải này còn nguy hiểm hơn là để lại. Ngoài ra, hòn đảo này còn là "nơi ở" của rất nhiều cá mập trắng.

7. Đảo Ramree

Hòn đảo Ramree ngoài khơi bờ biển của Myanmar nổi tiếng với một sự cố kinh hoàng xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1945, sau cuộc chiến giữa quân đội Anh và Nhật, ước tính khoảng 400 lính Nhật Bản đã phải chạy trốn vào vùng đầm lầy bao quanh hòn đảo, nơi được biết là lãnh địa của loài cá sấu nước mặn. Hậu quả là chỉ vài người còn sống sót nhưng ngây dại đến cùng cực.

8. Đảo Danger

Cách 500 dặm về phía Nam của Maldives, hòn đảo Danger hoàn toàn xứng đáng với tên gọi của mình. Cái tên này được cho xuất phát từ việc thiếu nơi neo đậu an toàn, những chuyến đi đến hòn đảo càng trở nên nguy hiểm hơn với những người mới đi thám hiểm.

9. Bjørnøya, đảo Gấu, Nauy

Nằm cách bờ biển phía bắc Bắc Âu khoảng 400 dặm, đảo Gấu nằm ở cực nam của quần đảo Svalbard. Trên hầu hết các bản đồ thám hiểm, hòn đảo này giống như một tiếng nổ ở giữa hư không, vì vậy du khách có thể hiểu rằng vị trí của hòn đảo là vô cùng xa từ bất cứ nơi nào.

Nhìn từ xa khu vực này bao gồm những vách đá cằn cỗi, thiếu mưa vì vậy không có sự tồn tại của con người. Bên cạnh đó, tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô Komsomolets bị đánh chìm phía tây nam của đảo, rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng khiến đảo bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hòn đảo vẫn được sử dụng như một khu bảo tồn thiên nhiên của các nhà khoa học từ Viện Bắc cực Na Uy. Đảo Gấu chính là ngôi nhà của khoảng 3.000 thành viên.

10. Đảo Bouvet, Nauy

90% diện tích đất tại hòn đảo được bao phủ bởi một dòng sông băng. Băng cũng bao phủ một ngọn núi lửa cách Nam Phi 1.500 dặm từ phía tây nam. Đảo Bouvet trước đây chính là lãnh thổ của Anh xâm lược, năm 1937 được nhượng lại cho Na Uy. Hòn đảo này cách Nam Cực 1.100 dặm về phía nam và Mũi Agulhas ở Nam Phi, hơn 1.400 dặm về phía đông bắc. Điều này nhằm minh chứng cho việc đây là hòn đảo xa xôi nhất thế giới.

Hòn đảo 19 dặm vuông này không bao giờ là nơi thích hợp cho con người sinh sống. Tuy vậy đây lại là địa điểm quan trọng cho các loài chim biển đến để sinh nở và làm tổ.

Với nhiệt độ trung bình là -1 ° C, tốc độ gió mạnh và địa hình khá khắc nghiệt, hòn đảo này chắc chắn không là nơi dành cho bất kì ai ngoại trừ các nhà thám hiểm.

Hòn đảo nằm ở khu vực biệt lập và nguy hiểm, du khách phải có sự đồng ý của chính phủ Na Uy mới có thể ghé thăm được.

11. Bắc đảo Sentinel, Ấn Độ Dương

Bắc đảo Sentinel nằm cách đảo Smith 20 dặm về phía tây, và trong khoảng bán kính 45 dặm thuộc vịnh Bengal với cảnh quan rừng rậm vô cùng tươi tốt. Có lẽ hòn đảo này là nơi có nhiều loài chưa được nhìn thấy và cũng khó có thể thấy được ở bất cứ đâu. Đây cũng là nơi không có bất kì một du khách nào dừng chân.

Những người dân bản địa kiên quyết chống lại bất kỳ hình thức liên lạc nào ra thế giới bên ngoài. Họ ném giáo lên những con tàu đi lạc vào vịnh và bắn tên lửa vào máy bay trực thăng đang cố gắng ghi hình hòn đảo.

12. Vozrozhdeniya, thuộc lãnh thổ của Kazakhstan và Uzbekistan

Hòn đảo còn có tên gọi khác là đảo Rebirth. Hòn đảo nhỏ này trong biển Aral được sử dụng làm cầu nối giữa Uzbekistan và Kazakhstan.

Năm 1988, chính quyền Liên Xô đã sử dụng thuốc tẩy tưới đẫm lên toàn bộ các phần liên quan đến khuẩn than. Sự việc này dẫn đến việc nguồn nước và đất của hòn đảo bị ô nhiễm. Không có gì ngạc nhiên, khi CNN gọi nơi đây là "một quả bom nổ chậm ở trung tâm của châu Á".

Cập nhật: 25/03/2019 Theo Info.VN/24n
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video