Người dân ở mỗi quốc gia đều có cách riêng của mình để cầu chúc tiền tài, may mắn và hạnh phúc trong những ngày đầu năm.
Top 22 cách đón năm mới độc đáo trên thế giới
- 1. Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho lúc giao thừa
- 2. Brazil: Cúng tế nữ thần biển
- 3. Đan Mạch: Đập bể đĩa
- 4. Scotland: Mời trai đẹp đến nhà xông đất
- 5. Ecuador: Đốt bù nhìn
- 6. Ireland: Đặt nhánh tầm gửi dưới gối
- 7. Chile: Mừng năm mới ở nghĩa trang
- 8. Italy: ném đồ đạc qua cửa sổ
- 9. Philippines: Mặc đồ chấm bi
- 10. Belarus: Bói duyên bằng gà trống
- 11. Estonia: Ăn 7 bữa một ngày
- 12. Scotland: Tục "xông đất" và đốt lửa
- 13. Ghana: Làm nhà nhỏ bằng lá dừa
- 14. Đức: Chừa lại trên đĩa một chút thức ăn
- 15. Ấn Độ: Lễ hội ánh sáng Diwali
- 16. Nhật: Rung chuông 108 lần
- 17. Mỹ: Quan sát quả cầu rơi
- 18. Tiệc rượu champagne ở Pháp
- 19. Đi câu cá trên băng tại Canada
- 20. Tặng bánh tamales tự làm ở Mexico
- 21. Treo củ hành ngoài cửa tại Hy Lạp
- 22. Đặt ba củ khoai tây dưới gầm giường tại Colombia
1. Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho lúc giao thừa
Cô gái ăn nho để lấy may mắn đầu năm.
Người Tây Ban Nha có tập tục ăn một quả nho mỗi khi đồng hồ điểm một giây để cầu mong 12 tháng tràn ngập hạnh phúc.
Nguồn gốc của tập tục này xuất phát từ năm 1909, năm đất nước bội thu nho và nhà vua quyết định sẽ ban số nho còn dư cho người dân sau khi đã nộp đủ theo quy định để mừng năm mới.
Ngày nay, người ta cho rằng ai có thể kịp ăn hết 12 quả nho trước khi đồng hồ điểm xong sẽ có một năm mới vô cùng may mắn và hạnh phúc.
2. Brazil: Cúng tế nữ thần biển
Người dân Brazil có truyền thống ném cành hoa trắng xuống những con sóng bạc đầu để cúng tế nữ thần biển Yemanja. Hàng năm, có hàng nghìn người thực hiện truyền thống này với hi vọng nữ thần sẽ ban phúc lành cho họ vào năm mới.
Người dân Brazil có truyền thống ném cành hoa trắng xuống những con sóng bạc đầu để cúng tế nữ thần biển Yemanja.
Ngoài ra, họ còn có thể ném những món đồ khác đặc trưng cho phái nữ như nước hoa, trang sức, son môi đặt trong những con thuyền gỗ nho nhỏ.
3. Đan Mạch: Đập bể đĩa
Nếu đang có ý định bỏ bớt những chiếc đĩa cũ kỹ sứt mẻ trong tủ chén của mình, đây là cách của người Đan mạch làm. Vào giao thừa, họ sẽ ném những chiếc đĩa đã cũ vào cửa nhà hàng xóm, bạn bè của mình.
Đập bể đĩa cũ trước năm mới.
Ở Đan Mạch, người ta tin rằng càng có nhiều đĩa vỡ ngoài cửa vào sáng mùng một, gia chủ sẽ càng có nhiều bạn bè, vận may trong năm mới.
Dù ngày nay, tập tục này còn khá ít người thực hiện, nhưng dù sao nó cũng khá thú vị.
4. Scotland: Mời trai đẹp đến nhà xông đất
Để có một năm mới may mắn, người Scotland sẽ tìm cách mời bằng được những chàng trai cao ráo, da ngăm đen và đẹp trai làm vị khách đầu tiên đặt chân vào nhà mình trong năm mới.
Mời những người trai đẹp đến nhà xông đất.
Phong tục "xông đất" của người Scotland thể hiện niềm tin rằng người đầu tiên vào nhà trong năm mới sẽ quyết định đến vận may của gia chủ trong vòng 12 tháng tới đây.
Trong đó, những thanh niên cao ráo, da ngăm và đẹp trai được coi là mang đến may mắn lớn nhất, thậm chí may mắn hơn nếu họ mang rượu whiskey đến làm quà cho gia chủ.
5. Ecuador: Đốt bù nhìn
Vào đêm giao thừa, các gia đình tại Ecuador sẽ tập trung ở bên ngoài nhà và cùng nhau châm lửa đốt bù nhìn rơm.
Đốt bù nhìn để xua đuổi vận đen.
Có thể đối với nhiều người, việc đốt một con bù nhìn thể hiện sự giận dữ, sợ hãi hoặc một loại ma thuật hắc ám nào đó, nhưng ở Ecuador, người ta tin rằng hủy bỏ những vận xấu trong suốt 12 tháng vừa qua và hù dọa những thế lực xấu xa sẽ mang lại vận may và niềm vui trong năm mới.
Mỗi gia đình sẽ tự làm bù nhìn riêng từ giấy báo, gỗ vụn và đem đốt ở ngoài nhà mình.
6. Ireland: Đặt nhánh tầm gửi dưới gối
Nếu bạn đang muốn đường tình duyên của mình khởi sắc trong năm mới, có thể học hỏi cách người Ireland đặt nhánh tầm gửi dưới gối trước khi đi ngủ đêm giao thừa để cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.
Đặt nhưng nhánh tầm gửi xuống gối để cầu tình duyên.
Tại Ireland, những người còn độc thân sẽ đặt nhánh cây tầm gửi, cây nhựa ruồi, hoặc cây thường xuân dưới gối với ước nguyện sẽ sớm tìm thấy người bạn đời của mình.
7. Chile: Mừng năm mới ở nghĩa trang
Người Chile lại có tục đón năm mới cùng toàn bộ gia đình, tổ tiên ở nghĩa trang. Thực chất, truyền thống này không phải để cầu may, mà là dịp để gia đình tụ tập và cùng nhớ về những người đã khuất.
Thắp nến và chơi nhạc cổ điển ở nghĩa trang.
Truyền thống mới chỉ 15 năm tuổi này bắt đầu khi một gia đình ở thị trấn Talca nhỏ bé đã băng qua hàng rào nghĩa trang để mừng năm mới gần mộ của người cha đã khuất.
Hiện nay trên 5.000 người mỗi năm ghé thăm các nghĩa trang, thắp nến, chơi nhạc cổ điển cùng những người thân mà họ tin rằng đang chờ đợi họ đến cùng chung vui.
8. Italy: ném đồ đạc qua cửa sổ
Người Italy có tập tục ném những đồ đạc cũ qua cửa sổ để biểu thị rằng họ đã sẵn sàng chào đón năm mới và những thay đổi mới.
Tại thành phố Naples, người dân có thể ném bất kỳ món đồ nào như máy nướng cũ, tủ lạnh cũ ra ngoài ban công.
Ném đồ đạc qua cửa sổ thể hiện sẵn sàng đón chào năm mới.
Dù vậy, người ta cũng không thích ném những món đồ có khả năng gây nguy hiểm vì nó sẽ không mang lại vận may mà chỉ ưu tiên những món đồ nhỏ, mềm mà thôi.
Nếu muốn dạo chơi ngoài đường đêm giao thừa tại Ytaly, hãy nhớ cẩn thận những vật thể bay không xác định này.
9. Philippines: Mặc đồ chấm bi
Tại Philippines, hình tròn tượng trưng cho tài lộc, do vậy, đến đêm giao thừa, người dân sẽ mặc lên mình những món đồ có dạng tròn, bao gồm đồ có họa tiết chấm bi, chất đầy túi các loại tiền xu hoặc ăn những trái cây dạng tròn.
Mang trên người những đồ chấm bi cầu tài lộc của người Philippines.
Nếu muốn cầu tài lộc, hãy nhớ mang theo mình những loại quả tròn và mặc đồ có hình chấm bi dịp năm mới này.
10. Belarus: Bói duyên bằng gà trống
Những cô gái chưa chồng sẽ được chơi một số trò chơi đặc biệt để đoán xem ai sẽ là người kết hôn trong năm mới.
Trong lễ kỉ niệm mừng năm mới truyền thống của Belarus, những cô gái chưa chồng sẽ được chơi một số trò chơi đặc biệt để đoán xem ai sẽ là người kết hôn trong năm mới. Ví dụ, người ta sẽ đặt một đống hạt ngô trước chỗ đứng mỗi cô gái, và một con gà trống được thả ra. Con gà trống chạy đến đống ngô dưới chân người nào trước thì người đó được tin sẽ là người đầu tiên kết hôn trong năm tới.
Một trò chơi khác, một người phụ nữ đã kết hôn giấu những vật đặc biệt quanh nhà để cho những người bạn chưa kết hôncủa mình đi tìm; Cô gái nào tìm ra bánh mì được tin là sẽ lấy một người đàn ông giàu có; Người nào tìm thấy một chiếc nhẫnsẽ là người cưới được một người chồng đẹp trai.
11. Estonia: Ăn 7 bữa một ngày
Người Estonia sẽ cố gắng ăn bảy bữa trong ngày đầu năm mới.
Theo truyền thống, người Estonia sẽ cố gắng ăn bảy bữa trong ngày đầu năm mới. Họ tin rằng, đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới. Nếu một người đàn ông ăn bảy bữa trong ngày đầu năm, thì người ta tin rằng anh ta sẽ có sức khỏe bằng bảy người đàn ông khác trong năm mới.
Bây giờ các bữa tiệc mừng năm mới có thể đã khác đi một chút, đặc biệt là các bữa tiệc ở thủ đô Tallinn — nhà nào cũng bày thật nhiều rượu cùng với nhiều loại thức ăn.
12. Scotland: Tục "xông đất" và đốt lửa
Những người đàn ông diễu hành qua các con phố cùng với những quả cầu lửa.
Tục xông đất không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở Scotland. Trong suốt lễ Hogmanay (lễ hội mừng năm mới của người Scotland), người Scotland tin rằng, người nào đặt chân vào nhà mình đầu tiên sẽ là người mang theo may mắn vào nhà.
Người Scotland cũng đốt lửa. Hầu hết ở những ngôi làng nhỏ đánh cá của Stonehaven, những người đàn ông diễu hành qua các con phố cùng với những quả cầu lửa, biểu tượng cho mặt trời.
13. Ghana: Làm nhà nhỏ bằng lá dừa
Người Ghana không đón Tết với cây thông trong nhà mà làm những ngôi nhà nho nhỏ bằng lá dừa, dùng bóng đèn trang trí, rồi dựng khắp nơi trên đường phố. Thanh niên nam nữ tới các ngôi nhà đón xuân đó, hát hò vui vẻ. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ.
Món ăn ngày Tết được ưa thích nhất là gà trống rán. Vào lúc nửa đêm những ai cãi cọ nhau trong năm cũ, đều giải hòa với nhau, xóa đi mọi nỗi bực bội. Theo tục cũ, đúng vào lúc nửa đêm, vang lên một tiếng thét lớn. Người ta cho rằng: cần thét đuổi những gì của năm cũ. Nếu trong năm trước, gia đình gặp xui xẻo: phải la thét và khóc lóc, nếu có nhiều niềm vui - cần thét mừng.
Vào 4 - 5 giờ sáng, người Gana đi thăm chúc mừng những người ruột thịt và bạn bè thân quen. Khi tới chúc mừng, họ phải kể về những bất hạnh và niềm vui của bản thân trong năm ngoái. Ngoài đường phố, người ta ca hát…
14. Đức: Chừa lại trên đĩa một chút thức ăn
Chừa lại trên dĩa một chút thức ăn như cách cầu chúc cho sự ấm no trong năm mới.
Chì nung chảy được thả vào nước sẽ tạo thành những hình dạng khác nhau, người ta dựa theo những hình dạng đó để đoán biết tương lai bản thân. Vào đêm giao thừa, khi ăn xong mọi người sẽ chừa lại một ít thức ăn trên đĩa và để đến sau nửa đêm. Đây là một cách cầu chúc cho sự ấm no trong năm mới.
15. Ấn Độ: Lễ hội ánh sáng Diwali
Lễ hội ánh sáng Diwali.
Người Ấn Độ chào đón năm mới bằng lễ hội ánh sáng Diwali. Mọi người sẽ tặng thiệp và quà cho nhau. Đồng thời, họ cũng sẽ cố gắng hoàn thành tất cả mọi việc trước thời điểm giao thừa.
16. Nhật: Rung chuông 108 lần
Năm mới ở Nhật được gọi là Oshogatsu, đây là dịp để tổ chức các lễ hội tưng bừng và vào thời điểm này các doanh nghiệp đều nghỉ lễ. Người Nhật trang hoàng cửa chính của ngôi nhà bằng những nhành lá thông hoặc tre và các sợi dây. Họ tin rằng những thứ này mang lại cho họ sức khỏe, cuộc sống cao niên và xua đuổi những linh hồn quỷ dữ. Dây thừng là biểu trưng cho niềm hạnh phúc và sự may mắn.
Người Nhật treo một sợi dây thừng bằng rơm trước cửa nhà để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ.
Trẻ em được nhận otoshidamas - tiền mừng tuổi trong ngày đầu tiên của năm mới. Người Nhật thường gửi thiệp chúc mừng năm mới cho bạn bè, tổ chức tiệc tất niên để tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới. Vào ngày 31 tháng 12, các quả chuông sẽ rung 108 lần để xua đi 108 điều không may. Khi bước sang năm mới, người Nhật thường nở nụ cười nhằm cầu mong cho thật nhiều may mắn sẽ đến với mình.
Ngoài ra, người dân Nhật Bản bắt đầu năm mới bằng cách ăn một bát mì soba còn nóng. Truyền thống này có từ thời Kamakura và gắn liền với việc một ngôi chùa Phật giáo phát mì cho người nghèo. Vì sợi mì dài, mảnh và chắc nhưng rất dễ cắn, người ta tin rằng khi ăn, họ đã loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ.
17. Mỹ: Quan sát quả cầu rơi
Hàng triệu người dân Mỹ tụ tập tại quảng trường Thời Đại chờ đợi quả cầu rơi vào khoảnh khắc giao thừa. (Ảnh: Benoit Dujardin/Pexels).
Ngày 31/12 hàng năm, hàng triệu người Mỹ tập trung tại khu vực quảng trường Thời Đại để chờ đợi quả cầu thủy tinh rơi vào khoảnh khắc 0h.
Ngay khi quả cầu chạm đất, tất cả những người có mặt tại đây sẽ hô vang “Happy new year!” (Tạm dịch: “Chúc mừng năm mới") và hòa giọng trong ca khúc Auld Lang Syne.
Tháng 1/1908, tổng biên tập The New York Times đã tổ chức sự kiện này để thu hút dân chúng ghé thăm trụ sở mới. Kể từ đó, sự kiện đã trở thành hoạt động đón giao thừa thường niên.
18. Tiệc rượu champagne ở Pháp
Tiệc rượu phổ biến tại Pháp trong dịp năm mới. (Ảnh: Rene Asmussen/Pexels).
Pháp được biết đến là quê hương của rượu champagne. Hình ảnh chai rượu phun trào khi được khui mở tạo ra không khí lễ hội, tiệc tùng.
Trong khoảnh khắc giao thừa, người Pháp thường tụ tập tham gia tiệc để trò chuyện, khiêu vũ và dùng bữa tối. Bữa ăn tất niên tại đất nước này bao gồm hàu, gà tây, ngỗng, gà mái Cornish và một chai rượu.
19. Đi câu cá trên băng tại Canada
Người dân Canada ưa chuộng hoạt động câu cá trên băng và thưởng thức thành quả để ăn mừng năm mới. (Ảnh: Tima Miroshnichenko/Pexels).
Thời tiết lạnh giá không thể ngăn cản người Canada bắt đầu năm mới với môn thể thao yêu thích trong mùa đông - câu cá trên băng.
Theo Global News, các gia đình, hội nhóm sẽ thuê lều sưởi và thiết bị nấu ăn để thưởng thức thành quả ngay tại chỗ như một cách chào mừng năm mới với người thân, bạn bè.
20. Tặng bánh tamales tự làm ở Mexico
ỞMexico, các gia đình tụ tập để làm món bánh tamales, là món bột ngô nhồi thịt, pho mát và rau, tất cả được gói trong vỏ trấu. Họ phân phát món bánh này cho những người thân yêu vào đêm giao thừa.
Trong ngày đầu năm mới, người dân nước này lại thưởng thức menudo, món súp truyền thống của người Mexico làm từ dạ dày bò.
21. Treo củ hành ngoài cửa tại Hy Lạp
Hành tây không chỉ là thực phẩm thiết yếu trong nhà bếp mà còn mang lại may mắn cho gia chủ. Ở Hy Lạp, người dân thường treo củ hành trước cửa nhà để mừng năm mới.
Được cho là tượng trưng cho sự sinh sôi và phát triển (nhờ khả năng tự nảy mầm), hành tây được treo lên sau buổi lễ nhà thờ vào ngày đầu năm mới.
22. Đặt ba củ khoai tây dưới gầm giường tại Colombia
Vào đêm giao thừa, các hộ gia đình Colombia có truyền thống đặt ba củ khoai tây dưới gầm giường của mỗi thành viên trong gia đình. Ba củ khoai bao gồm một củ đã gọt vỏ, một củ chưa gọt vỏ và củ cuối cùng chỉ còn một phần.
Vào lúc nửa đêm, mỗi người nhắm mắt lấy một củ khoai. Những củ khoai tây này dự báo một năm khó khăn hoặc đủ đầy về mặt tài chính.