Ăn nhiều rau, ít thịt giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học môi trường, nếu mọi người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh EAT-Lancet sẽ giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo động vật và chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, và chăn nuôi động vật thải ra nhiều khí nhà kính hơn trồng rau. Vì vậy các chuyên gia y tế thường khuyên ăn ít thịt, nhiều rau.


Ủy ban EAT-Lancet cho rằng con người cần thay đổi cách ăn, hướng tới ăn nhiều rau hơn - (Ảnh: EAT-Lancet Commission).

Trong nghiên cứu mới, nhóm các nhà khoa học môi trường từ nhiều tổ chức trên thế giới muốn định lượng những lợi ích mà Trái đất nhận được nếu con người tuân thủ lời khuyên trên.

Để ước tính những thay đổi về lượng phát thải từ việc chuyển đổi chế độ ăn, nhóm xây dựng một kịch bản giả định mọi người ở mọi nước đều tuân thủ chế độ ăn EAT-Lancet. Kết quả cho thấy lượng phát thải từ chế độ ăn toàn cầu này sẽ giảm 17% so với mức năm 2019.

Qua quá trình phân tích, họ cũng phát hiện 56,9% dân số toàn cầu tiêu thụ quá mức thực phẩm, trong đó thịt và sữa chiếm quá nhiều trong chế độ ăn uống. Nhóm lưu ý rằng nếu tất cả những người tiêu thụ quá mức này chuyển sang chế độ EAT-Lancet, lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến sản xuất thực phẩm có thể giảm 32,4%.

Nhóm cũng phân tích sự phân bổ lượng khí thải nhà kính liên quan đến 140 sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ tại 139 nước để đánh giá sự phân bổ không đồng đều của lượng khí thải từ chế độ ăn ở các nước này.


Chế độ ăn uống vì hành tinh nhiều rau củ và ít thịt, cá - (Ảnh: goodrx.com).

Họ nhận thấy trong phạm vi quốc gia, các nhóm người có mức chi tiêu cao hơn thường gây ra nhiều khí thải nhà kính từ chế độ ăn uống hơn, do họ tiêu thụ lượng thịt đỏ và sữa nhiều hơn. Điều này rõ rệt hơn ở các nước thu nhập thấp.

EAT-Lancet là chế độ ăn uống vì sức khỏe hành tinh do Ủy ban EAT-Lancet phát triển vào năm 2019. Chế độ này được thiết kế để tạo ra một mô hình toàn cầu, trong đó sản xuất thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của 10 tỉ người vào năm 2050, qua đó giảm tử vong do đói và chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đồng thời ngăn chặn sự sụp đổ của thế giới tự nhiên.

EAT-Lancet tương tự như ăn chay, song cho phép ăn một lượng nhỏ các sản phẩm từ sữa và protein động vật như cá, trứng và thịt. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng những nước phương Tây, nơi tiêu thụ nhiều thịt nhất, sẽ cần phải thực hiện những thay đổi lớn nhất.

Cập nhật: 16/08/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video