Ảnh chụp virus nCoV "giết chết" tế bào người

Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) công bố những hình ảnh mới nhất về nCoV chụp bằng kính hiển vi điện tử quét.


Một tế bào chết rụng (màu xanh) bị nhiễm nặng virus SARS-CoV-2 (màu vàng). (Ảnh: NIAID).

Những hình ảnh đã xử lý màu cho thấy hàng trăm virus bám dày đặc trên bề mặt tế bào người, được lấy từ một bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ, khi nó rơi vào tình trạng chết rụng tế bào hay apoptosis. Chúng được chụp tại Cơ sở nghiên cứu tích hợp của NIAID ở Fort Detrick, Maryland.

Virus corona trông giống khối cầu được tạo thành từ một chuỗi ARN bọc trong lớp màng lipid và protein. Chúng có đường kính chỉ 120 - 160 nanomet, quá nhỏ để nhìn thấy bằng kính hiển vi quang học và chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao. Thay vì sử dụng ánh sáng, các nhà nghiên cứu dùng một chùm tia điện tử để quét mẫu vật và chụp những gì được phản xạ lại.


nCoV (màu tím) bám dày đặc trên tế bào bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ. (Ảnh: NIAID).

Mặc dù có kích thước rất nhỏ, nCoV có thể gây tổn thương tế bào nghiêm trọng. Để lây nhiễm, chúng sử dụng các protein gai liên kết với màng tế bào, giống như chìa khóa và ổ khóa. Khi xâm nhập vào bên trong, virus chiếm quyền kiểm soát tế bào chủ để sao chép, tạo ra hàng nghìn bản sao của chính nó. Cuối cùng, chúng giết chết tế bào chủ và tràn ra ngoài, lây lan sang các tế bào mới.

Cập nhật: 25/03/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video