Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Brazil cho thấy ánh sáng nhân tạo có thể làm biến đổi phương thức hành vi của con người và côn trùng qua đó làm gia tăng tỷ lệ phát bệnh truyền nhiễm do côn trùng.
Ánh sáng nhân tạo. (Ảnh Internet)
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với bọ chét cát và côn trùng T.cruzi là những loài rất dễ bị thu hút bởi ánh sáng nhân tạo.
Hai loại côn trùng này thường truyền vi khuẩn gây bệnh vào thức ăn qua đó làm gia tăng xác suất mắc bệnh truyền nhiễm ở con người.
Mặt khác, khi có ánh sáng thời gian hoạt động bên ngoài của con người tăng lên, điều đó đã làm gia tăng cơ hội tiếp xúc với côn trùng.
Mặc dù ánh sáng nhân tạo mang lại cho con người nhiều hữu ích không thể đo đếm được như giúp cho hoạt động của con người vào ban đêm thuận tiện hơn, tuy nhiên nó cũng làm gia tăng xác suất tiếp xúc giữa con người với côn trùng qua đó gây ra các loại bệnh truyền nhiễm.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cung cấp những tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai liên quan đến bệnh truyền nhiễm.