Bác sĩ Singapore cứu sống một bé trai Việt Nam bị u não

Theo thông tin từ Cơ quan Xúc tiến Y tế Singapore, cuối tuần qua, Bệnh việnh Mount Elizabeth (Singapore) đã thực hiện thành công phẫu thuật cấy ghép điện cực kích thích dây thần kinh hoành, điều trị cho Văn Gia Đạt, một bé trai Việt Nam 12 tuổi bị u tiểu não làm tổn thương trung tâm thần kinh điều khiển hô hấp, giúp em trở lại cuộc sống bình thường. Đây là phẫu thuật cấy ghép điện cực lần đầu tiên được áp dụng tại Singapore.

Đầu năm 2006, một khối u tiểu não của Đạt đã được phát hiện khi em bắt đầu bị đau đầu và không thể đi thẳng. Một phần của khối u được phẫu thuật cắt bỏ tại một bệnh viện của TP Hồ Chí Minh vào tháng 4-2006, phần còn lại nằm sâu bên trong bán cầu não, rất khó tiếp cận. Phẫu thuật tiếp theo có nhiều rủi ro vì chỉ cần một tác động thiếu chuẩn xác có thể gây chảy máu nghiêm trọng, không kiểm soát được.

Tháng 6-2006, gia đình đã đưa bé Gia Đạt sang bệnh viện Mount Elizabeth tại Singapore để tiếp tục điều trị. Tại đây, phần còn lại của khối u đã được lọai bỏ thành công, do đội ngũ các bác sĩ ngọai thần kinh thực hiện, đứng đầu là bác sĩ Tang Kok Kee, chuyên gia phẫu thuật thần kinh nhi. Tuy vậy, khối u đã kịp làm tổn thương trung tâm hô hấp của bé Đạt. Đạt không thể tự thở được mà phải dùng máy thở liên tục để hỗ trợ cho việc hô hấp, kèm theo các nguy cơ nhiễm trùng phổi và em không thể nói chuyện được. Gia Đạt phải nằm trong khoa Hồi sức đặc biệt của bệnh viện. Bác ruột của Gia Đạt ở lại bệnh viện chăm sóc cháu và mẹ của Đạt chỉ kịp sang Singapore tuần trước, chuẩn bị cho ca phẫu thuật tiếp theo của con mình.

Các bác sĩ ở bệnh viện Mount Elizabeth quyết định để Gia Đạt có thể trở lại với cuộc sống bình thường, họ phải làm phẫu thuật cấy ghép một hệ thống kích thích thần kinh hoành cho em. Hệ thống kích thích này bao gồm hai điện cực, một đầu kết nối với các dây thần kinh hòanh, đầu kia gắn với máy kích thích được cấy dưới da vùng ngực.

Đây là lần đầu tiên bác sĩ Tang Kok Kee của bệnh viện Mount Elizabeth thực hiện ca phẫu thuật như vậy, với sự hỗ trợ của bác sĩ Takaomi Tiara, từ Nhật Bản sang, chuyên gia phẫu thuật thần kinh và đã từng thực hiện 10 ca phẫu thuật tương tự.

Ca phẫu thuật nội soi kéo dài 3 tiếng rưỡi và rất thành công. Hệ thống điều khiển thần kinh hô hấp nhân tạo đã có thể làm việc bình thường.

Theo giải thích của bác sĩ Tang: “Thông thường hệ thống này được cấy ở dưới da, nhưng vì Gia Đạt hơi gầy nên các bác sĩ đã quyết định cấy hệ thống này dưới các cơ ngực của em”.

Sau ca phẫu thuật, Gia Đạt vẫn phải tiếp tục thở bằng bằng máy thở một thời gian để em có thể dần dần thích nghi với hệ thống mới này. Bác sĩ Tang cho biết thêm: “Trong vài tháng tới, cậu sẽ trải qua một quá trình vật lý trị liệu để hồi phục phổi và cơ ngực. Gia Đạt cũng sẽ học lại cách để thở bình thường. Khi đó, máy thở sẽ được ngưng và chỉ còn hệ thống kích thích hô hấp nhân tạo hoạt động.”

Theo Hà Nội mới, Nhân dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video